Sau gần 20 năm đưa vào sử dụng, từ cuối 2015, Quân đội Nga đã triển khai các xe tăng T-90 tới Syria hỗ trợ Quân đội của Tổng thống Assad chống lại các lực lượng phiến quân.Được trang bị hệ thống phòng vệ đa lớp (giáp ERA, hệ thống gây nhiễu tên lửa Shtora-1), kể từ khi tham chiến tới nay các xe tăng T-90 chưa hứng chịu bất cứ thiệt hại nào dù theo một số nguồn tin đã có vài quả đạn RPG bắn trúng xe. Dẫu vậy, các xe tăng T-90 của Nga vẫn phải dè chừng một số loại vũ khí mà lực lượng phiến quân ở Syria đang có trong tay.Trớ trêu thay, hầu hết các vũ khí khiến T-90 khiếp sợ lại do chính Nga – Liên Xô sản xuất. Đứng đầu bảng là súng chống tăng RPG-29 có sức công phá khủng khiếp, đã hạ gục vô số các xe tăng tối tân trên thế giới gồm cả Abram, Merkava. Và chưa biết chừng, T-90 có thể là nạn nhân tiếp theo.Súng phóng lựu chống tăng RPG-29 (NATO định danh là Vampir) là thiết kế vũ khí chống tăng vác vai cá nhân do Cục thiết kế Bazalt hợp tác phát triển, trang bị cho Hồng quân Liên Xô từ 1989 đến nay. Số RPG-29 mà phiến quân Syria có trong tay không rõ số lượng, nguồn gốc có thể là từ ngay kho vũ khí Quân đội Syria.RPG-29 có trọng lượng 12,1kg (không có đạn), 18,8kg khi sẵn sàng bắn, trang bị đạn nổ chống tăng kiểu tandem PG-29V với một hai đầu đạn cỡ 105mm và 65mm. Khi tấn công xe tăng, đầu đạn nhỏ 65mm sẽ phá vỡ lớp giáp phòng vệ ERA gắn ngoài giáp chính xe tăng, sau đó đạn thứ hai 105mm sẽ xuyên thủng giáp chính phá hủy chiếc xe tăng đối phương. Ước tính, sức xuyên đầu đạn 105mm PG-29V lên tới 750mm giáp đồng nhất hoặc 1,5m bê tông hoặc 3,7m gỗ, đất cứng.Trong các cuộc thử nghiệm tại Nga, súng chống tăng RPG29 có khả năng phá hủy hoàn toàn T-72, T-80, gây hư hại nặng cho cả T-90. Một thử nghiệm năm 1999 của Nga cho kết quả: RPG-29 xuyên thủng giáp trước của T-80U tại 3/5 phát bắn (xuyên cả 5 lần nếu chiếc T-80 không trang bị giáp phản ứng nổ), với T-90 con số này cũng là 3/5 phát bắn.Tiếp theo là các tổ hợp tên lửa chống tăng cơ động, mạnh mẽ được phát triển bởi nước Nga sau này. Trong ảnh là chiến binh Syria đang ngắm bắn tên lửa chống tăng Metis-M. Loại vũ khí này được ghi nhận là đã tiêu diệt xe tăng có giáp bảo vệ tốt nhất thế giới Merkava Mk4 của Israel.Tổ hợp tên lửa chống tăng 9K115-2 Metis-M do Cục thiết kế khí cụ KBP phát triển và đưa vào sử dụng từ năm 1992. Ngoài việc trang bị cho Quân đội Nga, Metis-M đã được xuất khẩu rộng rãi tới nhiều quốc gia trên thế giới. Phiến quân ở Syria được cho là lấy những tổ hợp vũ khí nguy hiểm này từ trong kho quân đội Syria.Tổ hợp tên lửa Metis-M gồm 3 thành phần chính gồm: đạn tên lửa chống tăng 9M131; bệ phóng 9P151 và kính ngắm hồng ngoại 1PBN86-VI. Metis-M sử dụng hệ thống dẫn hướng bán tự động, lệnh điều khiển truyền qua dây. Hệ thống dẫn hướng có kết cấu tinh vi, như bộ định tọa độ hồi chuyển, các khối điện tử và nguồn cấp. Ảnh: bệ phóng tích hợp khí tài dẫn đường của Metis-M.Đạn tên lửa Metis-M nặng 13,8kg, dài 980mm, đường kính thân 130mm, trang bị đầu đạn kiểu tandem với hai đầu nổ chuyên công phá xe tăng bọc giáp ERA. Ước tính, đầu đạn của Metis-M có thể xuyên giáp dày 900-950mm sau giáp ERA.Tên lửa Metis-M đạt tầm bắn hiệu quả từ 80m tới 2km, tốc độ bay 200m/s, tốc độ bắn của tổ hợp tới 3-4 phát/phút.Ngoài Metis-M, một loại vũ khí chống tăng nữa có thể đe dọa tới xe tăng T-90 là tổ hợp tên lửa chống tăng 9K123. Theo một số nguồn tin, khoảng 100 bệ phóng cùng 2.500 quả đạn đã được Nga chuyển giao cho Quân đội Syria giai đoạn 2002-2006. Không rõ có bao nhiêu bệ phóng và đạn đã bị quân nổi dậy Syria chiếm giữ.Tổ hợp tên lửa 9K123 gồm: đạn tên lửa chống tăng 9M133 Kornet; giá phóng 9P163-1 và kính ngắm nhiệt 1PN79-1. Trong ảnh là đạn tên lửa 9M133 Kornet dài khoảng 1,2m, đường kính 152mm, trang bị đầu nổ kiểu tandem nặng 7kg có khả năng xuyên giáp đồng nhất 1.000-1.200mm sau giáp ERA.Tên lửa 9M133 Kornet được trang bị hệ thống điều khiển bán tự động với các lệnh dẫn đường truyền bằng tín hiệu laser, tầm bắn từ 100m tới 5.000m. Tia laser được chiếu đến mục tiêu bởi xạ thủ, các mục tiêu cần phải liên tục được chiếu tia laser và một cảm biến ở phía sau cho phép tên lửa lái bám theo chùm tia laser đến mục tiêu.
Sau gần 20 năm đưa vào sử dụng, từ cuối 2015, Quân đội Nga đã triển khai các xe tăng T-90 tới Syria hỗ trợ Quân đội của Tổng thống Assad chống lại các lực lượng phiến quân.
Được trang bị hệ thống phòng vệ đa lớp (giáp ERA, hệ thống gây nhiễu tên lửa Shtora-1), kể từ khi tham chiến tới nay các xe tăng T-90 chưa hứng chịu bất cứ thiệt hại nào dù theo một số nguồn tin đã có vài quả đạn RPG bắn trúng xe. Dẫu vậy, các xe tăng T-90 của Nga vẫn phải dè chừng một số loại vũ khí mà lực lượng phiến quân ở Syria đang có trong tay.
Trớ trêu thay, hầu hết các vũ khí khiến T-90 khiếp sợ lại do chính Nga – Liên Xô sản xuất. Đứng đầu bảng là súng chống tăng RPG-29 có sức công phá khủng khiếp, đã hạ gục vô số các xe tăng tối tân trên thế giới gồm cả Abram, Merkava. Và chưa biết chừng, T-90 có thể là nạn nhân tiếp theo.
Súng phóng lựu chống tăng RPG-29 (NATO định danh là Vampir) là thiết kế vũ khí chống tăng vác vai cá nhân do Cục thiết kế Bazalt hợp tác phát triển, trang bị cho Hồng quân Liên Xô từ 1989 đến nay. Số RPG-29 mà phiến quân Syria có trong tay không rõ số lượng, nguồn gốc có thể là từ ngay kho vũ khí Quân đội Syria.
RPG-29 có trọng lượng 12,1kg (không có đạn), 18,8kg khi sẵn sàng bắn, trang bị đạn nổ chống tăng kiểu tandem PG-29V với một hai đầu đạn cỡ 105mm và 65mm. Khi tấn công xe tăng, đầu đạn nhỏ 65mm sẽ phá vỡ lớp giáp phòng vệ ERA gắn ngoài giáp chính xe tăng, sau đó đạn thứ hai 105mm sẽ xuyên thủng giáp chính phá hủy chiếc xe tăng đối phương. Ước tính, sức xuyên đầu đạn 105mm PG-29V lên tới 750mm giáp đồng nhất hoặc 1,5m bê tông hoặc 3,7m gỗ, đất cứng.
Trong các cuộc thử nghiệm tại Nga, súng chống tăng RPG29 có khả năng phá hủy hoàn toàn T-72, T-80, gây hư hại nặng cho cả T-90. Một thử nghiệm năm 1999 của Nga cho kết quả: RPG-29 xuyên thủng giáp trước của T-80U tại 3/5 phát bắn (xuyên cả 5 lần nếu chiếc T-80 không trang bị giáp phản ứng nổ), với T-90 con số này cũng là 3/5 phát bắn.
Tiếp theo là các tổ hợp tên lửa chống tăng cơ động, mạnh mẽ được phát triển bởi nước Nga sau này. Trong ảnh là chiến binh Syria đang ngắm bắn tên lửa chống tăng Metis-M. Loại vũ khí này được ghi nhận là đã tiêu diệt xe tăng có giáp bảo vệ tốt nhất thế giới Merkava Mk4 của Israel.
Tổ hợp tên lửa chống tăng 9K115-2 Metis-M do Cục thiết kế khí cụ KBP phát triển và đưa vào sử dụng từ năm 1992. Ngoài việc trang bị cho Quân đội Nga, Metis-M đã được xuất khẩu rộng rãi tới nhiều quốc gia trên thế giới. Phiến quân ở Syria được cho là lấy những tổ hợp vũ khí nguy hiểm này từ trong kho quân đội Syria.
Tổ hợp tên lửa Metis-M gồm 3 thành phần chính gồm: đạn tên lửa chống tăng 9M131; bệ phóng 9P151 và kính ngắm hồng ngoại 1PBN86-VI. Metis-M sử dụng hệ thống dẫn hướng bán tự động, lệnh điều khiển truyền qua dây. Hệ thống dẫn hướng có kết cấu tinh vi, như bộ định tọa độ hồi chuyển, các khối điện tử và nguồn cấp. Ảnh: bệ phóng tích hợp khí tài dẫn đường của Metis-M.
Đạn tên lửa Metis-M nặng 13,8kg, dài 980mm, đường kính thân 130mm, trang bị đầu đạn kiểu tandem với hai đầu nổ chuyên công phá xe tăng bọc giáp ERA. Ước tính, đầu đạn của Metis-M có thể xuyên giáp dày 900-950mm sau giáp ERA.
Tên lửa Metis-M đạt tầm bắn hiệu quả từ 80m tới 2km, tốc độ bay 200m/s, tốc độ bắn của tổ hợp tới 3-4 phát/phút.
Ngoài Metis-M, một loại vũ khí chống tăng nữa có thể đe dọa tới xe tăng T-90 là tổ hợp tên lửa chống tăng 9K123. Theo một số nguồn tin, khoảng 100 bệ phóng cùng 2.500 quả đạn đã được Nga chuyển giao cho Quân đội Syria giai đoạn 2002-2006. Không rõ có bao nhiêu bệ phóng và đạn đã bị quân nổi dậy Syria chiếm giữ.
Tổ hợp tên lửa 9K123 gồm: đạn tên lửa chống tăng 9M133 Kornet; giá phóng 9P163-1 và kính ngắm nhiệt 1PN79-1. Trong ảnh là đạn tên lửa 9M133 Kornet dài khoảng 1,2m, đường kính 152mm, trang bị đầu nổ kiểu tandem nặng 7kg có khả năng xuyên giáp đồng nhất 1.000-1.200mm sau giáp ERA.
Tên lửa 9M133 Kornet được trang bị hệ thống điều khiển bán tự động với các lệnh dẫn đường truyền bằng tín hiệu laser, tầm bắn từ 100m tới 5.000m. Tia laser được chiếu đến mục tiêu bởi xạ thủ, các mục tiêu cần phải liên tục được chiếu tia laser và một cảm biến ở phía sau cho phép tên lửa lái bám theo chùm tia laser đến mục tiêu.