Trong thời gian gần đây, các tướng lĩnh Iran “thay nhau đăng đàn” tuyên bố rằng quốc gia này không có kế hoạch mua xe tăng T-90 của Nga. Thông tin này được đưa ra sau khi báo chí Nga và thế giới đăng tải tin Iran có thể nhập khẩu và thậm chí là sản xuất T-90.Giới chức Iran đưa ra lý do rằng, có đủ công nghệ và năng lực sản xuất dòng xe tăng nội địa tính năng tương đương T-90. Tuy nhiên, các chuyên gia đều cho rằng, Iran đang nói dối.Nhà phân tích quân sự Dave Madzhumbar viết trên tạp chí National Interest rằng, việc Iran từ chối mua xe tăng T-90 của Nga phần nhiều là do không tìm được nguồn tài chính cần thiết, chứ không phải đã có đủ công nghệ và năng lực sản xuất dòng xe tăng nội địa có tính năng tương đương.Chuyên gia D. Madzhumbar cũng nhận định, có nhiều lý do để khẳng định Iran hiện chưa đủ công nghệ nguồn để tự phát triển dòng xe tăng hiện đại có tính năng tương đương T-90 hay các dòng xe tăng phương Tây như Abrams hay Leopard-2.Mặc dù Iran trong các năm qua, năm nào cũng tuyên bố và ra mắt hàng loạt mẫu xe tăng mới. Điển hình là xe tăng chủ lực Zulfiqar 3 với quảng cáo tính năng tiên tiến, đẳng cấp tương đương xe tăng phương Tây.Mặc dù vậy, các chuyên gia phương Tây cho rằng, Zulfiqar 3 chẳng qua chỉ là mẫu thiết kế cóp nhặt tính năng xe tăng T-55, T-72 của Liên Xô và M60 của Mỹ. Công nghệ nó thua xa hoàn toàn các siêu tăng T-90 hay Abrams trên thế giới.Đóng vai trò “xương sống” trong lực lượng xe tăng chủ lực Quân đội Iran vẫn chỉ là các xe tăng T-72 với số lượng 480 chiếc.Ngoài ra, Iran cũng tự nâng cấp giáp bảo vệ, hỏa lực các xe tăng thế hệ cũ như T-55, Type 59, M60 Patton để sử dụng. Số lượng xe tăng tự chế như Zulfiqar rất ít ỏi.
Trong thời gian gần đây, các tướng lĩnh Iran “thay nhau đăng đàn” tuyên bố rằng quốc gia này không có kế hoạch mua xe tăng T-90 của Nga. Thông tin này được đưa ra sau khi báo chí Nga và thế giới đăng tải tin Iran có thể nhập khẩu và thậm chí là sản xuất T-90.
Giới chức Iran đưa ra lý do rằng, có đủ công nghệ và năng lực sản xuất dòng xe tăng nội địa tính năng tương đương T-90. Tuy nhiên, các chuyên gia đều cho rằng, Iran đang nói dối.
Nhà phân tích quân sự Dave Madzhumbar viết trên tạp chí National Interest rằng, việc Iran từ chối mua xe tăng T-90 của Nga phần nhiều là do không tìm được nguồn tài chính cần thiết, chứ không phải đã có đủ công nghệ và năng lực sản xuất dòng xe tăng nội địa có tính năng tương đương.
Chuyên gia D. Madzhumbar cũng nhận định, có nhiều lý do để khẳng định Iran hiện chưa đủ công nghệ nguồn để tự phát triển dòng xe tăng hiện đại có tính năng tương đương T-90 hay các dòng xe tăng phương Tây như Abrams hay Leopard-2.
Mặc dù Iran trong các năm qua, năm nào cũng tuyên bố và ra mắt hàng loạt mẫu xe tăng mới. Điển hình là xe tăng chủ lực Zulfiqar 3 với quảng cáo tính năng tiên tiến, đẳng cấp tương đương xe tăng phương Tây.
Mặc dù vậy, các chuyên gia phương Tây cho rằng, Zulfiqar 3 chẳng qua chỉ là mẫu thiết kế cóp nhặt tính năng xe tăng T-55, T-72 của Liên Xô và M60 của Mỹ. Công nghệ nó thua xa hoàn toàn các siêu tăng T-90 hay Abrams trên thế giới.
Đóng vai trò “xương sống” trong lực lượng xe tăng chủ lực Quân đội Iran vẫn chỉ là các xe tăng T-72 với số lượng 480 chiếc.
Ngoài ra, Iran cũng tự nâng cấp giáp bảo vệ, hỏa lực các xe tăng thế hệ cũ như T-55, Type 59, M60 Patton để sử dụng. Số lượng xe tăng tự chế như Zulfiqar rất ít ỏi.