Trên trang mạng Sina mới đây đã đăng ảnh và đưa tin về lễ thượng cờ của Hải quân Việt Nam trên tàu buồm huấn luyện Lê Quý Đôn 286. Trang mạng này viết: “Tàu buồm này được nói là “tàu buồm hiện đại nhất thế giới”, có thể huấn luyện trong mọi điều kiện thời tiết". Tàu buồm huấn luyện của Việt Nam có 3 cột buồm cao 40m với tổng diện tích buồm 1.400 m2. Thân tàu dài 67m, rộng 10m, lượng giãn nước 857 tấn. Tàu có biên chế 30 người và có thể mang 80 học viên.Ngay sau khi thông tin đăng tải đã thu hút hàng trăm lượt ý kiến tranh luận của cư dân mạng Trung Quốc. Một số người tỏ thái độ giễu cợt con tàu buồm này, cho rằng nó không có tác dụng gì trong thời đại này.Một cư dân mạng ở Quảng Châu viết: “Thuyền buồm chỉ có thể tiến hành huấn luyện sơ cấp, mà chỉ là huấn luyện thủy thủ không phải là huấn luyện chiến đấu trên biển. Nếu xảy ra chiến đấu thực sự, các thuyền ngư dân cũng có thể đánh bại được loại tàu buồm này”.Nhưng nhận xét này ngay lập tức bị một người phản bác rằng: “Trên tàu buồm có rất nhiều thiết bị điện tử, thuyền đánh cá sao có thể so sánh được”. Về cơ bản, đa số cư dân mạng Trung Quốc hiểu tác dụng và ý nghĩa của tàu buồm đối với huấn luyện thủy thủ.Một người có nick là “Hổ khiếu mã minh” ở Hợp Phì phân tích: “Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của đào tạo tàu buồm đối với hải quân một quốc gia. Nó là cơ sở để đào tạo cơ bản cho hải quân một cách toàn diện nhất!......Nó là phương tiện độc nhất vô nhị để những người thủy thủ có thể bổ khuyết các hiểu biết về hải dương và hàng hải. Xem các nước phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ chẳng phải cũng dùng nó để huấn luyện các học viên hàng hải đó sao?”. Lời nhận xét này được 45 người ủng hộ.Nhiều người khác cũng đồng ý với quan điểm trên. Một người khác ở Bình Đỉnh Sơn tỉnh Hà Nam viết: “Không hiểu rõ tàu buồm không thể hiểu được đại dương, Việt Nam làm như vậy là đúng”. Thành viên khác ở Hà Bắc còn nói: “Hải quân, hải cảnh của chúng ta đều cần khoa mục này mới có đủ điều kiện! Điều này chúng ta phải học tập”.Tuy nhiên đáng cười là cũng có người cho rằng con tàu buồm là hình ảnh đại diện cho trình độ phát triển của Hải quân Việt Nam. Một thành viên đến từ Tế Ninh, Sơn Đông cho rằng, sự phát triển của Hải quân Việt Nam vẫn còn ở trong thời kỳ phát triển như Trung Quốc hồi chiến tranh Thanh – Nhật (1894). Tàu buồm này không thể so với chiến hạm Trí Viễn (thời nhà Thanh).Lời bình luận thiếu hiểu biết này đã bị phản ứng dữ dội từ các dân mạng khác. Một thành viên khác có nick “Đen là đại hiệu của tôi” phê phán rằng: “Không hiểu biết, tàu chỉ là dụng cụ để chở, uy lực lớn nhỏ phải xem nó mang vũ khí và trang bị gì, nếu vũ khí có uy lực cực lớn, một thuyền nhỏ cũng có thể đánh chìm một mẫu hạm......Tàu Trí Viễn chỉ có thể tác chiến trong tầm nhìn, và so với tàu chiến hiện đại thì nó là một kẻ mù. Hơn nữa pháo của tàu Trí Viễn là loại pháo bắn chậm, phải mất một hai phút để bắn một phát, mà đạn lại còn tản mát......Trong khi vũ khí chủ đạo của chiến hạm hiện đại là tên lửa, bắn xa mấy ngàn km, dẫn đường bằng định vị toàn cầu, tàu Trí Viễn làm sao chống nổi? Chỉ cần một quả tên lửa thì Trí Viễn hạm đã trở thành quan tài dưới đáy biển rồi”.
Trên trang mạng Sina mới đây đã đăng ảnh và đưa tin về lễ thượng cờ của Hải quân Việt Nam trên tàu buồm huấn luyện Lê Quý Đôn 286. Trang mạng này viết: “Tàu buồm này được nói là “tàu buồm hiện đại nhất thế giới”, có thể huấn luyện trong mọi điều kiện thời tiết".
Tàu buồm huấn luyện của Việt Nam có 3 cột buồm cao 40m với tổng diện tích buồm 1.400 m2. Thân tàu dài 67m, rộng 10m, lượng giãn nước 857 tấn. Tàu có biên chế 30 người và có thể mang 80 học viên.
Ngay sau khi thông tin đăng tải đã thu hút hàng trăm lượt ý kiến tranh luận của cư dân mạng Trung Quốc. Một số người tỏ thái độ giễu cợt con tàu buồm này, cho rằng nó không có tác dụng gì trong thời đại này.
Một cư dân mạng ở Quảng Châu viết: “Thuyền buồm chỉ có thể tiến hành huấn luyện sơ cấp, mà chỉ là huấn luyện thủy thủ không phải là huấn luyện chiến đấu trên biển. Nếu xảy ra chiến đấu thực sự, các thuyền ngư dân cũng có thể đánh bại được loại tàu buồm này”.
Nhưng nhận xét này ngay lập tức bị một người phản bác rằng: “Trên tàu buồm có rất nhiều thiết bị điện tử, thuyền đánh cá sao có thể so sánh được”. Về cơ bản, đa số cư dân mạng Trung Quốc hiểu tác dụng và ý nghĩa của tàu buồm đối với huấn luyện thủy thủ.
Một người có nick là “Hổ khiếu mã minh” ở Hợp Phì phân tích: “Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của đào tạo tàu buồm đối với hải quân một quốc gia. Nó là cơ sở để đào tạo cơ bản cho hải quân một cách toàn diện nhất!...
...Nó là phương tiện độc nhất vô nhị để những người thủy thủ có thể bổ khuyết các hiểu biết về hải dương và hàng hải. Xem các nước phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ chẳng phải cũng dùng nó để huấn luyện các học viên hàng hải đó sao?”. Lời nhận xét này được 45 người ủng hộ.
Nhiều người khác cũng đồng ý với quan điểm trên. Một người khác ở Bình Đỉnh Sơn tỉnh Hà Nam viết: “Không hiểu rõ tàu buồm không thể hiểu được đại dương, Việt Nam làm như vậy là đúng”. Thành viên khác ở Hà Bắc còn nói: “Hải quân, hải cảnh của chúng ta đều cần khoa mục này mới có đủ điều kiện! Điều này chúng ta phải học tập”.
Tuy nhiên đáng cười là cũng có người cho rằng con tàu buồm là hình ảnh đại diện cho trình độ phát triển của Hải quân Việt Nam. Một thành viên đến từ Tế Ninh, Sơn Đông cho rằng, sự phát triển của Hải quân Việt Nam vẫn còn ở trong thời kỳ phát triển như Trung Quốc hồi chiến tranh Thanh – Nhật (1894). Tàu buồm này không thể so với chiến hạm Trí Viễn (thời nhà Thanh).
Lời bình luận thiếu hiểu biết này đã bị phản ứng dữ dội từ các dân mạng khác. Một thành viên khác có nick “Đen là đại hiệu của tôi” phê phán rằng: “Không hiểu biết, tàu chỉ là dụng cụ để chở, uy lực lớn nhỏ phải xem nó mang vũ khí và trang bị gì, nếu vũ khí có uy lực cực lớn, một thuyền nhỏ cũng có thể đánh chìm một mẫu hạm...
...Tàu Trí Viễn chỉ có thể tác chiến trong tầm nhìn, và so với tàu chiến hiện đại thì nó là một kẻ mù. Hơn nữa pháo của tàu Trí Viễn là loại pháo bắn chậm, phải mất một hai phút để bắn một phát, mà đạn lại còn tản mát...
...Trong khi vũ khí chủ đạo của chiến hạm hiện đại là tên lửa, bắn xa mấy ngàn km, dẫn đường bằng định vị toàn cầu, tàu Trí Viễn làm sao chống nổi? Chỉ cần một quả tên lửa thì Trí Viễn hạm đã trở thành quan tài dưới đáy biển rồi”.