Báo mạng Sina đăng tải 4 bức ảnh cực hiếm được cho là nằm trong cuộc bắn thử nghiệm tên lửa đạn đạo DF-21D được thiết kế để chống, tiêu diệt nhóm chiến đấu tàu sân bay Mỹ. Loại tên lửa này kể từ khi được công bố đã khiến giới báo chí, chuyên gia quân sự “đau đầu”, tốn không ít giấy mực tìm hiểu.Bởi tên lửa đạn đạo với được biết tới là vũ khí chuyên tấn công mục tiêu “diện”, không phải đánh “điểm”, nó rất hữu hiệu hủy diệt các thành phố, các kho tàng, căn cứ, bến bãi quân sự, các sân bay…nhưng là không khả thi khi tấn công các mục tiêu đang di chuyển.Theo Trung tâm tình báo không gian quốc gia Mỹ (NASIC), tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D (NATO định danh là CSS-5 Mod-4) có tầm bắn ước tính 1.450km, được triển khai khoảng năm 2009.Tuy nhiên, nguồn tin Bộ Quốc phòng Mỹ thì tiết lộ rằng, tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D đạt tầm bắn khoảng 3.000km.Một giáo sư tại Học viện thủy chiến Mỹ đã nhận định rằng với DF-21D, Mỹ sẽ không còn vị thế độc tôn về biển như đã từng có kể từ kết thúc Thế chiến II.Các nguồn tin tình báo cũng tiết lộ rằng, DF-21D trang bị các đầu đạn dẫn hướng độc lập pha cuối với hệ thống dẫn đường tinh vị được sự hỗ trợ của radar khẩu độ tổng hợp (SAR) đặt trên vệ tinh quân sự Jianbing-5/YaoGan-5 và Jianbing-6/YaoGan-2 để tấn công nhóm tàu sân bay di chuyển.DF-21D là phiên bản của hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 (Đông Phong 21, NATO định danh là CSS-5) do Viện Công nghệ Cơ học và Điện tử Changfeng phát triển.Ngoài DF-21D, trên cơ sở DF-21, Trung Quốc còn phát triển một loạt phiên bản gồm: DF-21A (CSS-5 Mod-2) đưa vào hoạt động năm 1996 cải thiện độ chính xác với hệ thống GPS, trang bị đầu đạn hạt nhân 90 kiloton với tầm bắn xa 2.700km; DF-21C (CSS-5 Mod-3) có độ chính xác gần như tuyệt đối với GPS/Bắc Đẩu, tầm bắn khoảng 1.700km và tên lửa chống vệ tinh KT ABM/ASAT được thiết kế để tấn công tiêu diệt các loại tên lửa đạn đạo và vệ tinh ở độ cao tới 600-1.000km.Tên lửa đạn đạo DF-21D có thể mang 5-6 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập, tốc độ hành trình bay khoảng Mach 10.
Báo mạng Sina đăng tải 4 bức ảnh cực hiếm được cho là nằm trong cuộc bắn thử nghiệm tên lửa đạn đạo DF-21D được thiết kế để chống, tiêu diệt nhóm chiến đấu tàu sân bay Mỹ. Loại tên lửa này kể từ khi được công bố đã khiến giới báo chí, chuyên gia quân sự “đau đầu”, tốn không ít giấy mực tìm hiểu.
Bởi tên lửa đạn đạo với được biết tới là vũ khí chuyên tấn công mục tiêu “diện”, không phải đánh “điểm”, nó rất hữu hiệu hủy diệt các thành phố, các kho tàng, căn cứ, bến bãi quân sự, các sân bay…nhưng là không khả thi khi tấn công các mục tiêu đang di chuyển.
Theo Trung tâm tình báo không gian quốc gia Mỹ (NASIC), tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D (NATO định danh là CSS-5 Mod-4) có tầm bắn ước tính 1.450km, được triển khai khoảng năm 2009.
Tuy nhiên, nguồn tin Bộ Quốc phòng Mỹ thì tiết lộ rằng, tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D đạt tầm bắn khoảng 3.000km.
Một giáo sư tại Học viện thủy chiến Mỹ đã nhận định rằng với DF-21D, Mỹ sẽ không còn vị thế độc tôn về biển như đã từng có kể từ kết thúc Thế chiến II.
Các nguồn tin tình báo cũng tiết lộ rằng, DF-21D trang bị các đầu đạn dẫn hướng độc lập pha cuối với hệ thống dẫn đường tinh vị được sự hỗ trợ của radar khẩu độ tổng hợp (SAR) đặt trên vệ tinh quân sự Jianbing-5/YaoGan-5 và Jianbing-6/YaoGan-2 để tấn công nhóm tàu sân bay di chuyển.
DF-21D là phiên bản của hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 (Đông Phong 21, NATO định danh là CSS-5) do Viện Công nghệ Cơ học và Điện tử Changfeng phát triển.
Ngoài DF-21D, trên cơ sở DF-21, Trung Quốc còn phát triển một loạt phiên bản gồm: DF-21A (CSS-5 Mod-2) đưa vào hoạt động năm 1996 cải thiện độ chính xác với hệ thống GPS, trang bị đầu đạn hạt nhân 90 kiloton với tầm bắn xa 2.700km; DF-21C (CSS-5 Mod-3) có độ chính xác gần như tuyệt đối với GPS/Bắc Đẩu, tầm bắn khoảng 1.700km và tên lửa chống vệ tinh KT ABM/ASAT được thiết kế để tấn công tiêu diệt các loại tên lửa đạn đạo và vệ tinh ở độ cao tới 600-1.000km.
Tên lửa đạn đạo DF-21D có thể mang 5-6 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập, tốc độ hành trình bay khoảng Mach 10.