Thời báo Tự do (Đài Loan) dẫn báo cáo “chiến lược phòng thủ của Đài Loan trong thời đại tấn công chính xác” được chuyên gia nghiên cứu quân đội Trung Quốc tại Viện Dự án 2049 của Mỹ Ian Easton chỉ ra, Trung Quốc hiện tại đã sở hữu nhiều loại
vũ khí tấn công chính xác cao, thừa khả năng vô hiệu hóa toàn bộ sân bay, căn cứ Đài Loan trong trường hợp xảy ra xung đột.
Dẫu vậy, theo Ian Easton, Đài Loan hiện vẫn "cửa" để chiến đấu, đối phó hiệu quả. Ông này cho rằng, Đài Loan cần phải phát triển khả năng tấn công có thể chế áp Quân đoàn pháo binh số 2 (lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc) và các căn cứ ven biển.
|
Tên lửa đạn đạo là một trong những vũ khí khiến Đài Loan lo ngại từ Trung Quốc. Trong ảnh, các bệ phóng tên lửa tầm ngắn DF-15 đồng loạt khai hỏa.
|
Dưới sự giúp đỡ của Mỹ, Đài Loan đang xây dựng mạng lưới phòng thủ tên lửa và trên không vững chắc nhất thế giới, bao gồm radar cảnh báo sớm,
máy bay chiến đấu (nâng cấp F-16A/B, F-CK-1 Ching Kuo), hệ thống phòng thủ tên lửa và các boongke kiên cố. Ngoài ra, Đài Loan cũng đang phát triển máy bay không người lái tấn công để tiêu diệt hệ thống tác chiến chiến khu của quân đội Trung Quốc hiệu quả.
Không giống với hầu hết các báo cáo của chuyên gia khác, ông Ian Easton nhấn mạnh việc Đài Loan cần phải tiếp tục phát triển và triển khai
tên lửa hiện đại (tên lửa hành trình và tên lửa đối đất), để can thiệp thậm chí phá hủy căn cứ Quân đoàn Pháo binh số 2 và căn cứ không quân Trung Quốc trước khi chúng kịp tham chiến.
Theo một số nguồn tin nội bộ của Đài Loan, tên lửa hành trình Hùng Phong IIE do Viện nghiên cứu khoa học Chung Sơn Đài Loan phát triển có tính năng gần giống với tên lửa Tomahawk của Mỹ, đã bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt, số lượng sản xuất dự kiến đạt 245 quả. Tầm bắn hiệu quả của Hùng Phong IIE đạt hơn 600km, căn cứ bờ biển phía Đông Nam Trung Quốc và bộ phận thành trì quan trọng trên đất Trung quốc đều nằm trong phạm vi tấn công của tên lửa này.
|
Tên lửa hành trình Hùng Phong.
|
Đối với phát triển tên lửa đất đối đất, quan chức cấp cao của quân đội Đài Loan cho biết, việc nghiên cứu tên lửa đất đối đất liên quan đến những hạn chế của quốc tế đối với tên lửa đạn đạo, “chỉ có thể làm không thể nói”, nhưng Mỹ rất quan tâm đến tiến độ phát triển của Đài Loan và cũng nắm bắt chặt chẽ. Về tầm bắn, tên lửa đất đối đất mà Đài Loan hiện đang triển khai thì tầm bắn đã vượt ra ngoài ranh giới của tên lửa tầm ngắn, đó là 1.000km và điều này cũng đã được chứng minh khi người đứng đầu Bộ quốc phòng Đài Loan đến căn cứ Jiupeng để quan sát thử nghiệm tính năng của tên lửa.
Một quan chức quân sự Đài Loan chỉ ra, việc đối phó Trung Quốc tất nhiên không chỉ dừng lại ở 2 loại tên lửa hành trình và tên lửa đất đối đất, mà cần có thêm các loại UAV có thể mang vũ khí xâm nhập, tấn công căn cứ Trung Quốc.
|
Bệ phóng pháo phản lực phóng loạt Thunderbolt-2000.
|
Căn cứ vào thông tin được tiết lộ từ phía quân đội Đài Loan, máy bay giám sát - trinh sát không người lái do viện nghiên cứu khoa học Chung Sơn sản xuất đã được đưa vào sử dụng.
Ngoài ra, hệ thống pháo phản lực phóng loạt Thunderbolt-2000 (tầm bắn 7-45km) do Viện Chung Sơn sản xuất cũng đã được đưa vào biên chế, quân đội Đài Loan sẽ tiếp tục nghiên cứu phát triển hệ thống
pháo phản lực có tầm bắn xa hơn, hy vọng tầm bắn hiệu quả có thể đạt đến 100km trở lên. Và khi triển khai tại khu vực phòng thủ ngoài đảo, đã đủ để gây sức ép hiệu quả về chiến thuật đối với căn cứ hải quân bờ biển của Trung Quốc.