Đại diện nhà máy đóng tàu Zelenodolsk gần đây tiết lộ thông tin Hải quân Việt Nam đang đàm phán với Nga mua cặp tàu hộ vệ Gepard 3.9 thứ ba với các hệ thống vũ khí tiên tiến hơn, đặc biệt là hệ thống tên lửa hiện đại.Hiện vẫn chưa rõ loại tên lửa hiện đại trang bị cho cặp tàu thứ ba là dành cho phòng không, chống hạm hay chống ngầm. Tuy nhiên, căn cứ vào cấu hình của hai cặp tàu trước đó thì có khả năng cặp thứ ba tập trung vào tác chiến chống hạm hoặc phòng không. Bởi cặp tàu Gepard thứ hai đang được đóng tại nhà máy Zelenodlsk được tiết lộ là tập trung cho khả năng tác chiến chống tàu ngầm.Vậy nên, cặp tàu hộ vệ Gepard 3.9 thứ ba chỉ có thể là tập trung nâng cao tác chiến phòng không hay chống ngầm tầm xa hơn phiên bản hiện tại. Về phòng không, hai cặp tàu hiện tại vẫn dùng tổ hợp pháo – tên lửa Palma-SU tuy có khả năng phản ứng nhanh, nhưng tầm phòng không chỉ từ 10km đổ lại. Để đối phó với tên lửa diệt hạm hiện đại thì tàu Gepard 3.9 cần có hệ thống phòng không mạnh mẽ hơn.Hiện nay, Nga cũng có một số hệ thống phòng không có thể tích hợp trên tàu hộ vệ cỡ 2.000 tấn như Gepard 3.9. Điển hình là tổ hợp tên lửa phòng không trên hạm tầm trung Shtil-1 do Tổ hợp nghiên cứu và sản xuất Start phối hợp với Tổ hợp chế tạo công cụ Dolgoprudnenskoye và công ty Altair (thành viên của Tổ hợp Almaz-Antey) phát triển, được giới thiệu lần đầu tại MAKS 2013.Tổ hợp Shtil-1 có khả năng đánh chặn hầu hết các mục tiêu trên không, bao gồm cả tên lửa hành trình chống hạm... So với tổ hợp Shtil được phát triển dưới thời Liên Xô thì Shtil-1 có nhiều cải tiến mới như trang bị hệ thống phóng thẳng đứng, nâng cấp radar. Trong ảnh là radar điều khiển hỏa lực của Shtil-1 có thể dẫn tên lửa hạ 12 mục tiêu cùng lúc.Module ống phóng thẳng đứng 3S90E.1 của tổ hợp Shtil-1 gồm 12 ống kích thước cao 7,15 x rộng 1,75 x dài 9,5 m cho phép chứa được 36 quả đạn.Tổ hợp Shtil-1 trang bị đạn tên lửa phòng không 9M317E có chiều dài 5,18m, lắp đầu nổ phân mảnh 62kg, nặng 580kg. Khi bắn, đạn được đưa ra khỏi ống phóng 3S90E.1 bằng cơ cấu phóng nguội, lên độ cao 10m thì động cơ chính mới bật.Cận cảnh mô hình đạn 9M317E trong ống phóng. Đạn 9M317E đạt tốc độ tối đa đến Mach 4,5, tầm bắn đạt tới 50km. Với tổ hợp phòng không Shtil-1, tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 không chỉ bảo vệ được cho tàu mà bảo vệ được cho cụm chiến đấu trên biển. Nghĩa là nó chuyển từ phòng thủ điểm sang diện.Phương án thứ hai, tàu hộ vệ Gepard 3.9 mới của Việt Nam có thể được nâng cấp tên lửa chống hạm. Hiện tại, các tàu Gepard 3.9 sử dụng tên lửa diệt hạm Kh-35E Uran-E đạt tầm bắn khoảng 130km. Nhưng Nga đã có phương án nâng cấp Kh-35 lên bản Kh-35UE tăng tầm thành 260km.Ngoài ra, Nga đã thử nghiệm thành công phương án trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm phóng thẳng đứng Kalibr-NK cho các tàu hộ vệ Gepard Project 11661K đóng cho Hải quân Nga. Tên lửa hành trình 3M-54 Kalibr là biến thể dùng cho Quân đội Nga của hệ thống tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Klub (Việt Nam có trang bị trên tàu ngầm Kilo). Đạn 3M-54 có thể đạt tầm bắn hơn 400km, tốc độ hành trình siêu thanh Mach 2,9, có thể bay cực thấp (4,6m) ở pha cuối tiếp cận mục tiêu.
Đại diện nhà máy đóng tàu Zelenodolsk gần đây tiết lộ thông tin Hải quân Việt Nam đang đàm phán với Nga mua cặp tàu hộ vệ Gepard 3.9 thứ ba với các hệ thống vũ khí tiên tiến hơn, đặc biệt là hệ thống tên lửa hiện đại.
Hiện vẫn chưa rõ loại tên lửa hiện đại trang bị cho cặp tàu thứ ba là dành cho phòng không, chống hạm hay chống ngầm. Tuy nhiên, căn cứ vào cấu hình của hai cặp tàu trước đó thì có khả năng cặp thứ ba tập trung vào tác chiến chống hạm hoặc phòng không. Bởi cặp tàu Gepard thứ hai đang được đóng tại nhà máy Zelenodlsk được tiết lộ là tập trung cho khả năng tác chiến chống tàu ngầm.
Vậy nên, cặp tàu hộ vệ Gepard 3.9 thứ ba chỉ có thể là tập trung nâng cao tác chiến phòng không hay chống ngầm tầm xa hơn phiên bản hiện tại. Về phòng không, hai cặp tàu hiện tại vẫn dùng tổ hợp pháo – tên lửa Palma-SU tuy có khả năng phản ứng nhanh, nhưng tầm phòng không chỉ từ 10km đổ lại. Để đối phó với tên lửa diệt hạm hiện đại thì tàu Gepard 3.9 cần có hệ thống phòng không mạnh mẽ hơn.
Hiện nay, Nga cũng có một số hệ thống phòng không có thể tích hợp trên tàu hộ vệ cỡ 2.000 tấn như Gepard 3.9. Điển hình là tổ hợp tên lửa phòng không trên hạm tầm trung Shtil-1 do Tổ hợp nghiên cứu và sản xuất Start phối hợp với Tổ hợp chế tạo công cụ Dolgoprudnenskoye và công ty Altair (thành viên của Tổ hợp Almaz-Antey) phát triển, được giới thiệu lần đầu tại MAKS 2013.
Tổ hợp Shtil-1 có khả năng đánh chặn hầu hết các mục tiêu trên không, bao gồm cả tên lửa hành trình chống hạm... So với tổ hợp Shtil được phát triển dưới thời Liên Xô thì Shtil-1 có nhiều cải tiến mới như trang bị hệ thống phóng thẳng đứng, nâng cấp radar. Trong ảnh là radar điều khiển hỏa lực của Shtil-1 có thể dẫn tên lửa hạ 12 mục tiêu cùng lúc.
Module ống phóng thẳng đứng 3S90E.1 của tổ hợp Shtil-1 gồm 12 ống kích thước cao 7,15 x rộng 1,75 x dài 9,5 m cho phép chứa được 36 quả đạn.
Tổ hợp Shtil-1 trang bị đạn tên lửa phòng không 9M317E có chiều dài 5,18m, lắp đầu nổ phân mảnh 62kg, nặng 580kg. Khi bắn, đạn được đưa ra khỏi ống phóng 3S90E.1 bằng cơ cấu phóng nguội, lên độ cao 10m thì động cơ chính mới bật.
Cận cảnh mô hình đạn 9M317E trong ống phóng. Đạn 9M317E đạt tốc độ tối đa đến Mach 4,5, tầm bắn đạt tới 50km. Với tổ hợp phòng không Shtil-1, tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 không chỉ bảo vệ được cho tàu mà bảo vệ được cho cụm chiến đấu trên biển. Nghĩa là nó chuyển từ phòng thủ điểm sang diện.
Phương án thứ hai, tàu hộ vệ Gepard 3.9 mới của Việt Nam có thể được nâng cấp tên lửa chống hạm. Hiện tại, các tàu Gepard 3.9 sử dụng tên lửa diệt hạm Kh-35E Uran-E đạt tầm bắn khoảng 130km. Nhưng Nga đã có phương án nâng cấp Kh-35 lên bản Kh-35UE tăng tầm thành 260km.
Ngoài ra, Nga đã thử nghiệm thành công phương án trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm phóng thẳng đứng Kalibr-NK cho các tàu hộ vệ Gepard Project 11661K đóng cho Hải quân Nga. Tên lửa hành trình 3M-54 Kalibr là biến thể dùng cho Quân đội Nga của hệ thống tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Klub (Việt Nam có trang bị trên tàu ngầm Kilo). Đạn 3M-54 có thể đạt tầm bắn hơn 400km, tốc độ hành trình siêu thanh Mach 2,9, có thể bay cực thấp (4,6m) ở pha cuối tiếp cận mục tiêu.