Ural (SSV-33) (NATO định danh là Kapusta) là tàu chỉ huy và kiểm soát phục vụ trong Hải quân Liên Xô. Lớp tàu này được thiết kế cho vai trò gồm: soái hạm trong hạm đội; cảnh báo sớm tên lửa; thu thập thông tin tình báo; tác chiến điện tử và chuyển tiếp thông tin.
Ural (SSV-33) được thiết kế dựa trên khung thân cơ sở tuần dương hạm tên lửa hạng nặng Kirov, dài 265m, rộng 30m, mớn nước 7,8m, lượng giãn nước toàn tải 34.640 tấn. Với thông số này, Ural (SSV-33) được coi là soái hạm lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, việc đóng những tàu có kích cỡ siêu lớn, trang bị hệ thống điện tử cực kỳ đặc biệt như vậy khiến giá cả mỗi tàu không hề nhỏ. Với Liên Xô, “sức lực” khi đó chỉ có thể đủ khả năng hoàn thành duy nhất một chiếc – Ural (SSV-33) hạ thủy năm 1983, nhưng phải tới 6 năm sau (1989) mới đưa vào biên chế của Hạm đội Thái Bình Dương. Tuy nhiên, vì kích cỡ to mà bến tàu hạm đội khi đó không đủ sức tiếp nhận, buộc nó phải neo ngoài cảng.
Ural (SSV-33) được trang bị hệ thống điện tử cực kỳ đồ sộ phục vụ việc phát hiện mọi mục tiêu trên không và dưới mặt nước. Có thể thấy rõ là toàn bộ phần thượng tầng của tàu trang bị chi chít các anten radar lớn nhỏ. Trên tàu được lắp radar đặc biệt (không rõ kiểu loại) với hệ thống giám sát Koral được thiết kế để định vị mục tiêu vệ tinh và tên lửa đạn đạo đối phương. Trong tàu được lắp 2 loại máy tính cực mạnh của Liên Xô thời điểm đó là Elbrus và EC-1046.
Không chỉ dùng giám sát mọi mục tiêu ở trên không – biển, khi cần con tàu có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát điện tử từ bến tàu tới căn cứ hải quân đối phương. Sau đó, nhanh chóng chuyển dữ liệu trinh sát về sở chỉ huy.
Được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân KN-3 cung cấp năng lượng vô tận, Ural (SSV-33) có thể hoạt động khắp mọi nơi trên thế giới. Tàu cũng được trang bị hỏa lực nhẹ với hải pháo AK-176 và 4 pháo phòng không AK-630 cùng tên lửa Igla.
Ra đời vào cuối thời kỳ Liên Xô, “kỳ quan trên biển” Ural (SSV-33) đã có số phận không may mắn. Trong suốt thời gian dài hoạt động, con tàu hầu như chỉ nằm một chỗ, ít khi đi biển. Hiện nay, hệ thống điện tử trên tàu bị hư hỏng nặng, mất khả năng vận hành. Trong ảnh có thể thấy là mái chụp tròn bảo vệ anten radar bị hư hỏng để lộ ra phần bên trong.
Hải quân Nga có ý định khôi phục hoạt động của Ural nhưng thực tế thì chi phí sửa chữa, nâng cấp là quá lớn vì thế kế hoạch này không thể thực hiện. Theo một số nguồn tin, người ta có thể sẽ tháo dỡ toàn bộ hệ thống điện tử, động lực trên tàu và đem bán làm sắt vụn.
Ural (SSV-33) (NATO định danh là Kapusta) là tàu chỉ huy và kiểm soát phục vụ trong Hải quân Liên Xô. Lớp tàu này được thiết kế cho vai trò gồm: soái hạm trong hạm đội; cảnh báo sớm tên lửa; thu thập thông tin tình báo; tác chiến điện tử và chuyển tiếp thông tin.
Ural (SSV-33) được thiết kế dựa trên khung thân cơ sở tuần dương hạm tên lửa hạng nặng Kirov, dài 265m, rộng 30m, mớn nước 7,8m, lượng giãn nước toàn tải 34.640 tấn. Với thông số này, Ural (SSV-33) được coi là soái hạm lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, việc đóng những tàu có kích cỡ siêu lớn, trang bị hệ thống điện tử cực kỳ đặc biệt như vậy khiến giá cả mỗi tàu không hề nhỏ. Với Liên Xô, “sức lực” khi đó chỉ có thể đủ khả năng hoàn thành duy nhất một chiếc – Ural (SSV-33) hạ thủy năm 1983, nhưng phải tới 6 năm sau (1989) mới đưa vào biên chế của Hạm đội Thái Bình Dương. Tuy nhiên, vì kích cỡ to mà bến tàu hạm đội khi đó không đủ sức tiếp nhận, buộc nó phải neo ngoài cảng.
Ural (SSV-33) được trang bị hệ thống điện tử cực kỳ đồ sộ phục vụ việc phát hiện mọi mục tiêu trên không và dưới mặt nước. Có thể thấy rõ là toàn bộ phần thượng tầng của tàu trang bị chi chít các anten radar lớn nhỏ.
Trên tàu được lắp radar đặc biệt (không rõ kiểu loại) với hệ thống giám sát Koral được thiết kế để định vị mục tiêu vệ tinh và tên lửa đạn đạo đối phương. Trong tàu được lắp 2 loại máy tính cực mạnh của Liên Xô thời điểm đó là Elbrus và EC-1046.
Không chỉ dùng giám sát mọi mục tiêu ở trên không – biển, khi cần con tàu có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát điện tử từ bến tàu tới căn cứ hải quân đối phương. Sau đó, nhanh chóng chuyển dữ liệu trinh sát về sở chỉ huy.
Được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân KN-3 cung cấp năng lượng vô tận, Ural (SSV-33) có thể hoạt động khắp mọi nơi trên thế giới. Tàu cũng được trang bị hỏa lực nhẹ với hải pháo AK-176 và 4 pháo phòng không AK-630 cùng tên lửa Igla.
Ra đời vào cuối thời kỳ Liên Xô, “kỳ quan trên biển” Ural (SSV-33) đã có số phận không may mắn. Trong suốt thời gian dài hoạt động, con tàu hầu như chỉ nằm một chỗ, ít khi đi biển. Hiện nay, hệ thống điện tử trên tàu bị hư hỏng nặng, mất khả năng vận hành. Trong ảnh có thể thấy là mái chụp tròn bảo vệ anten radar bị hư hỏng để lộ ra phần bên trong.
Hải quân Nga có ý định khôi phục hoạt động của Ural nhưng thực tế thì chi phí sửa chữa, nâng cấp là quá lớn vì thế kế hoạch này không thể thực hiện. Theo một số nguồn tin, người ta có thể sẽ tháo dỡ toàn bộ hệ thống điện tử, động lực trên tàu và đem bán làm sắt vụn.