Năm 1980, Hải quân Liên Xô tiếp nhận tuần dương hạm tên lửa đầu tiên thuộc lớp Kirov (proejct 1144 Orlan). Đây là chiếc tàu chiến lớn nhất, nặng nhất thế giới vào thời điểm đó, kích cỡ tương đương tàu sân bay hạng nhẹ. Ngày nay, Kirov vẫn giữ “ngôi vua” chiến hạm “khủng” nhất thế giới về kích cỡ và vũ khí trang bị. Tuần dương hạm tên lửa lớp Kirov (project 1144 Orlan) có lượng giãn nước 28.000 tấn (toàn tải), dài 252m (tương đương tàu sân bay hạng nhẹ và tàu đổ bộ tấn công hiện đại), rộng 28,5m, mớn nước 9,1m. Tàu được vận hành bởi đội ngũ thủy thủ đoàn 710 người. Không chỉ là tàu chiến có kích cỡ lớn nhất, Kirov còn giữ ngôi vị là tàu chiến mặt nước chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất trên thế giới. Con tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân KN-3 cho phép đạt tầm hoạt động không giới hạn.Trong hơn 20 năm, nhà máy đóng tàu Baltic đã đóng được 4 tàu tuần dương Kirov. Do những khó khăn về kinh tế sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, Hải quân Nga chỉ duy trì được 1 tàu tuần dương Kirov mang tên Pyotr Velikiy. Tuần dương hạm lớp Kirov trang bị hệ thống vũ khí mạnh nhất thế giới đủ sức tiêu diệt tất cả các mục tiêu trên biển, trên không từ tầm gần tới tầm xa.Các hệ thống tên lửa chống tàu, phòng không đều được bố trí trong hệ thống ống phóng thẳng đứng đặt ở boong trước tàu. Trong ảnh là hệ thống ống phóng thẳng đứng chứa đạn tên lửa hành trình chống tàu P-700 Granit (20 quả), 96 tên lửa đối không tầm xa S-300F, 128 tên lửa đối không tầm trung 3K95 Kinzhal.Tên lửa hành trình tầm xa P-700 Granit có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 600km, mang đầu đạn thuốc nổ thường 750kg hoặc đầu đạn hạt nhân 500 kiloton.Tên lửa hành trình chống tàu tầm xa tốc độ vượt âm P-700 Granit được xem là một trong những “sát thủ diệt tàu sân bay” mạnh nhất của Nga. Trong ảnh là tàu tuần dương Kirov phóng tên lửa P-700 Granit.Trong ảnh là tàu tuần dương Kirov phóng tên lửa đối không tầm trung 3K95 Kinzhal, có thể tiêu diệt mục tiêu ở tầm 45km. Trong ảnh là hệ thống pháo – tên lửa phòng không kết hợp CADS-N-1 Kashtan (6 bệ) dùng để tấn công tiêu diệt mục tiêu tầm gần. Đảm nhiệm lưới phòng thủ cuối cùng trên tàu Kirov còn có hệ thống tên lửa OSA-MA (44 đạn) và 8 tháp pháo AK-630.Boong đuôi tàu còn trang bị sân đỗ trực thăng và nhà chứa đáp ứng yêu cầu hoạt động của 3 chiếc trực thăng săn ngầm Kamov Ka-27/28.Nhắc đến vũ khí săn ngầm, Kirov có thể coi là “cơn ác mộng” với bất kỳ hạm đội tàu ngầm nào trên thế giới. Trên tàu Kirov trang bị: 1 bệ rocket săn ngầm RBU-1000 cỡ 305mm, 2 bệ RBU-12000 cỡ 254mm, 10 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm (bắn ngư lôi Type 53 hoặc tên lửa chống ngầm RPK-2).Nhằm khôi phục sức mạnh hải quân đã bị suy giảm nhiều so với Mỹ, nước Nga đã lên kế hoạch tái trang bị tuần dương hạm Kirov mang tên Admiral Nakhimov cho hải quân.Dự kiến, từ năm 2017 Hải quân Nga sẽ chính thức có trong biên chế 2 tuần dương hạm “khủng” nhất thế giới lớp Kirov 1144 Orlan.
Năm 1980, Hải quân Liên Xô tiếp nhận tuần dương hạm tên lửa đầu tiên thuộc lớp Kirov (proejct 1144 Orlan). Đây là chiếc tàu chiến lớn nhất, nặng nhất thế giới vào thời điểm đó, kích cỡ tương đương tàu sân bay hạng nhẹ. Ngày nay, Kirov vẫn giữ “ngôi vua” chiến hạm “khủng” nhất thế giới về kích cỡ và vũ khí trang bị.
Tuần dương hạm tên lửa lớp Kirov (project 1144 Orlan) có lượng giãn nước 28.000 tấn (toàn tải), dài 252m (tương đương tàu sân bay hạng nhẹ và tàu đổ bộ tấn công hiện đại), rộng 28,5m, mớn nước 9,1m. Tàu được vận hành bởi đội ngũ thủy thủ đoàn 710 người.
Không chỉ là tàu chiến có kích cỡ lớn nhất, Kirov còn giữ ngôi vị là tàu chiến mặt nước chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất trên thế giới. Con tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân KN-3 cho phép đạt tầm hoạt động không giới hạn.
Trong hơn 20 năm, nhà máy đóng tàu Baltic đã đóng được 4 tàu tuần dương Kirov. Do những khó khăn về kinh tế sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, Hải quân Nga chỉ duy trì được 1 tàu tuần dương Kirov mang tên Pyotr Velikiy.
Tuần dương hạm lớp Kirov trang bị hệ thống vũ khí mạnh nhất thế giới đủ sức tiêu diệt tất cả các mục tiêu trên biển, trên không từ tầm gần tới tầm xa.
Các hệ thống tên lửa chống tàu, phòng không đều được bố trí trong hệ thống ống phóng thẳng đứng đặt ở boong trước tàu. Trong ảnh là hệ thống ống phóng thẳng đứng chứa đạn tên lửa hành trình chống tàu P-700 Granit (20 quả), 96 tên lửa đối không tầm xa S-300F, 128 tên lửa đối không tầm trung 3K95 Kinzhal.
Tên lửa hành trình tầm xa P-700 Granit có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 600km, mang đầu đạn thuốc nổ thường 750kg hoặc đầu đạn hạt nhân 500 kiloton.
Tên lửa hành trình chống tàu tầm xa tốc độ vượt âm P-700 Granit được xem là một trong những “sát thủ diệt tàu sân bay” mạnh nhất của Nga. Trong ảnh là tàu tuần dương Kirov phóng tên lửa P-700 Granit.
Trong ảnh là tàu tuần dương Kirov phóng tên lửa đối không tầm trung 3K95 Kinzhal, có thể tiêu diệt mục tiêu ở tầm 45km.
Trong ảnh là hệ thống pháo – tên lửa phòng không kết hợp CADS-N-1 Kashtan (6 bệ) dùng để tấn công tiêu diệt mục tiêu tầm gần. Đảm nhiệm lưới phòng thủ cuối cùng trên tàu Kirov còn có hệ thống tên lửa OSA-MA (44 đạn) và 8 tháp pháo AK-630.
Boong đuôi tàu còn trang bị sân đỗ trực thăng và nhà chứa đáp ứng yêu cầu hoạt động của 3 chiếc trực thăng săn ngầm Kamov Ka-27/28.
Nhắc đến vũ khí săn ngầm, Kirov có thể coi là “cơn ác mộng” với bất kỳ hạm đội tàu ngầm nào trên thế giới. Trên tàu Kirov trang bị: 1 bệ rocket săn ngầm RBU-1000 cỡ 305mm, 2 bệ RBU-12000 cỡ 254mm, 10 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm (bắn ngư lôi Type 53 hoặc tên lửa chống ngầm RPK-2).
Nhằm khôi phục sức mạnh hải quân đã bị suy giảm nhiều so với Mỹ, nước Nga đã lên kế hoạch tái trang bị tuần dương hạm Kirov mang tên Admiral Nakhimov cho hải quân.
Dự kiến, từ năm 2017 Hải quân Nga sẽ chính thức có trong biên chế 2 tuần dương hạm “khủng” nhất thế giới lớp Kirov 1144 Orlan.