USS Zumwalt - tàu khu trục đắt nhất thế giới vừa được bàn giao cho Hải quân Mỹ vào ngày 20/5. Sự kiện này đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc duy trì sức mạnh hàng đầu thế giới của Hải quân Mỹ. Ảnh: NBC NewsZumwalt sở hữu thiết kế thủy động lực học "siêu dị" theo công nghệ "sóng xuyên thân". Phần mũi tàu xuôi về phía sau cùng đài chỉ huy kiểu "kim tự tháp" đem lại khả năng tàng hình ưu việt. Ảnh: Hải quân MỹTàu được trang bị hệ thống vũ khí mạnh, nổi bật trong đó là pháo hạm AGS 155 mm. Pháo do tập đoàn BAE Systems, Anh phát triển riêng cho chương trình Zumwalt. Ảnh: Flickr/Hải quân MỹPháo hạm AGS bắn đạn pháo dẫn hướng tầm xa LRLAP có thể công kích mục tiêu ở cự ly tới 150 km (tương đương với tên lửa đạn đạo chiến thuật). Đạn LRLAP được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp quán tính và GPS, bán kính lệch mục tiêu (CEP) dưới 50 m. Ảnh: BAE SystemsPháo AGS được trang bị hệ thống nạp đạn tự động, tốc độ bắn 10 viên/phút. Với siêu pháo hạm này, Zumwalt có thể tấn công các mục tiêu sâu trong đất liền mà không cần dùng đến tên lửa. AGS mang đến giải pháp tấn công chính xác tầm xa với chi phí thấp. Ảnh: Flickr/Hải quân MỹViệc sử dụng đạn pháo có điều khiển mang lại hiệu suất chi viện hỏa lực rất cao. Các chuyên gia quân sự ước tính, hai pháo hạm AGS lắp trên Zumwalt có khả năng chi viện hỏa lực tương đương với một khẩu đội pháo binh thông thường (12 khẩu). Ảnh: Flickr/Hải quân MỹNgoài siêu pháo hạm AGS, Zumwalt còn được trang bị 80 module phóng thẳng đứng Mk57 có thể phóng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk, tên lửa hải đối không RIM-162 ESSM, tên lửa chống ngầm ASROC. Ảnh: Flickr/Hải quân MỹTrong tương lai, Zumwalt sẽ được trang bị pháo điện từ do BAE Systems chế tạo. Pháo điện từ bắn đi viên đạn với tốc độ lên đến 3 km/giây. Động năng sinh ra từ vụ va chạm tốc độ siêu cao đủ sức phá hủy mọi mục tiêu mà không cần đến thuốc nổ. Ảnh: BAE Systems
USS Zumwalt - tàu khu trục đắt nhất thế giới vừa được bàn giao cho Hải quân Mỹ vào ngày 20/5. Sự kiện này đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc duy trì sức mạnh hàng đầu thế giới của Hải quân Mỹ. Ảnh: NBC News
Zumwalt sở hữu thiết kế thủy động lực học "siêu dị" theo công nghệ "sóng xuyên thân". Phần mũi tàu xuôi về phía sau cùng đài chỉ huy kiểu "kim tự tháp" đem lại khả năng tàng hình ưu việt. Ảnh: Hải quân Mỹ
Tàu được trang bị hệ thống vũ khí mạnh, nổi bật trong đó là pháo hạm AGS 155 mm. Pháo do tập đoàn BAE Systems, Anh phát triển riêng cho chương trình Zumwalt. Ảnh: Flickr/Hải quân Mỹ
Pháo hạm AGS bắn đạn pháo dẫn hướng tầm xa LRLAP có thể công kích mục tiêu ở cự ly tới 150 km (tương đương với tên lửa đạn đạo chiến thuật). Đạn LRLAP được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp quán tính và GPS, bán kính lệch mục tiêu (CEP) dưới 50 m. Ảnh: BAE Systems
Pháo AGS được trang bị hệ thống nạp đạn tự động, tốc độ bắn 10 viên/phút. Với siêu pháo hạm này, Zumwalt có thể tấn công các mục tiêu sâu trong đất liền mà không cần dùng đến tên lửa. AGS mang đến giải pháp tấn công chính xác tầm xa với chi phí thấp. Ảnh: Flickr/Hải quân Mỹ
Việc sử dụng đạn pháo có điều khiển mang lại hiệu suất chi viện hỏa lực rất cao. Các chuyên gia quân sự ước tính, hai pháo hạm AGS lắp trên Zumwalt có khả năng chi viện hỏa lực tương đương với một khẩu đội pháo binh thông thường (12 khẩu). Ảnh: Flickr/Hải quân Mỹ
Ngoài siêu pháo hạm AGS, Zumwalt còn được trang bị 80 module phóng thẳng đứng Mk57 có thể phóng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk, tên lửa hải đối không RIM-162 ESSM, tên lửa chống ngầm ASROC. Ảnh: Flickr/Hải quân Mỹ
Trong tương lai, Zumwalt sẽ được trang bị pháo điện từ do BAE Systems chế tạo. Pháo điện từ bắn đi viên đạn với tốc độ lên đến 3 km/giây. Động năng sinh ra từ vụ va chạm tốc độ siêu cao đủ sức phá hủy mọi mục tiêu mà không cần đến thuốc nổ. Ảnh: BAE Systems