Sukhoi Su-37 Teminator (kẻ hủy diệt), NATO định danh là Flanker-E là loại tiêm kích đa nhiệm, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết được Phòng thiết kế thử nghiệm Sukhoi nghiên cứu phát triển dựa trên mẫu tiêm kích huyền thoại Su-27. “Kẻ hùy diệt” Sukhoi Su-27 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 2/4/1996 trong khuôn khổ triển lãm hàng không Moscow.
Su-37 có chiều dài 21,93m, sải cánh 14,7m, cao 5,93m, trọng lượng cất cánh tối đa 35 tấn.
Điểm nhấn trong thiết kế Su-37 Teminator là khả năng thao diễn, cơ động cực cao, cực kỳ nhanh nhẹn trên không. Điều này có được nhờ công nghệ động cơ mới được trang bị trên Su-37, động cơ có kiểm soát véc tơ lực đẩy.
Trên mẫu thử Su-37 ban đầu được lắp đặt thử nghiệm động cơ Saturn AL-31FP với véc tơ lực đẩy (được cải tiến từ mẫu AL-31F). Nhưng thực chất thì AL-31FP chỉ là giải pháp tình thế trong khi chờ động cơ AL-37FU. Các vòi phun trên động cơ này có thể xoay chiều, đổi hướng.
Năm 2011, mẫu thử Su-37 chính thức được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy có kiểm soát véc tơ lực đẩy AL-37FU, được nâng cấp hệ thống điều khiển bay fly-by-wire.
Động cơ AL-31FU được thiết kế máy nén 4 giai đoạn áp lực thấp, máy nén 9 giai đoạn áp lực cao, buồng đốt hình khuyên và các tuốc bin áp lực thấp và áp lực cao một giai đoạn, đốt lần 2 và máy trộn. Mỗi động cơ cung cấp sức đẩy 83,36kN và tăng lên 142kn khi tăng lực và có thể lái được từ 15 đến +15 độ dọc theo chiều đứng máy bay.
Động cơ AL-31FU với kiểm soát véc tơ lực đẩy cho phép máy bay trình diễn ở tốc độ gần bằng 0 mà không bị giới hạn về góc tấn.
Su-37 thiết kế với buồng lái một chỗ ngồi, bảng điều khiển trang bị 4 màn hình tinh thể lỏng cho các dữ liệu chiến lược và hoa tiêu. Máy bay được trang bị hệ thống radar mạng pha chủ động cực mạnh NO-11M có thể theo dõi đồng thời 20 mục tiêu trên không và dẫn đường cho 8 tên lửa diệt mục tiêu cùng lúc.
Thừa hưởng Su-27, Su-37 được thiết kế với 12 giá treo trên thân và cánh cho phép mang tổng cộng 12 tấn vũ khí (gồm tên lửa không đối không tầm ngắn R-73E, tầm trung-xa R-77; tên lửa không đối đất Kh-25/29…). Ngoài ra còn có pháo GSh-30-1 cỡ 30mm với 150 viên đạn.
Su-37 đạt vận tốc cực đại 2.500km/h, tầm bay 3.700km, trần bay 18.000m.
Có thể nói, với khả năng cơ động cực cao, hệ thống hỏa lực cực mạnh, Su-37 thực sự là “kẻ hủy diệt” trên bầu trời, nó thừa sức quét sạch mọi loại máy bay đối phương. Trong các cuộc theo dõi, nó đã chứng minh được sức mạnh của mình. Ví dụ ở triển lãm hàng không Farnborough 96, máy bay đã chứng tỏ khả năng thao diễn mới, như khả năng chúi mũi ra khỏi hướng bay ở một số giai đoạn, quay mũi quanh 360 độ và hồi phục sau khi rơi vào vệt khí đuôi bằng cách lao vào vệt khí này của máy bay khác…
. Đáng tiếc, dự án Su-37 đã buộc phải dừng lại sau vụ tai nạn do lỗi phần mềm vào năm 2002. Tuy nhiên, thực tế thì phần lớn đó là do vấn đề về thiếu kinh phí, nhà phát triển đã nỗ lực đưa nó ra thị trường xuất khẩu nhưng không ai thèm đặt hàng.
Sukhoi Su-37 Teminator (kẻ hủy diệt), NATO định danh là Flanker-E là loại tiêm kích đa nhiệm, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết được Phòng thiết kế thử nghiệm Sukhoi nghiên cứu phát triển dựa trên mẫu tiêm kích huyền thoại Su-27. “Kẻ hùy diệt” Sukhoi Su-27 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 2/4/1996 trong khuôn khổ triển lãm hàng không Moscow.
Su-37 có chiều dài 21,93m, sải cánh 14,7m, cao 5,93m, trọng lượng cất cánh tối đa 35 tấn.
Điểm nhấn trong thiết kế Su-37 Teminator là khả năng thao diễn, cơ động cực cao, cực kỳ nhanh nhẹn trên không. Điều này có được nhờ công nghệ động cơ mới được trang bị trên Su-37, động cơ có kiểm soát véc tơ lực đẩy.
Trên mẫu thử Su-37 ban đầu được lắp đặt thử nghiệm động cơ Saturn AL-31FP với véc tơ lực đẩy (được cải tiến từ mẫu AL-31F). Nhưng thực chất thì AL-31FP chỉ là giải pháp tình thế trong khi chờ động cơ AL-37FU. Các vòi phun trên động cơ này có thể xoay chiều, đổi hướng.
Năm 2011, mẫu thử Su-37 chính thức được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy có kiểm soát véc tơ lực đẩy AL-37FU, được nâng cấp hệ thống điều khiển bay fly-by-wire.
Động cơ AL-31FU được thiết kế máy nén 4 giai đoạn áp lực thấp, máy nén 9 giai đoạn áp lực cao, buồng đốt hình khuyên và các tuốc bin áp lực thấp và áp lực cao một giai đoạn, đốt lần 2 và máy trộn. Mỗi động cơ cung cấp sức đẩy 83,36kN và tăng lên 142kn khi tăng lực và có thể lái được từ 15 đến +15 độ dọc theo chiều đứng máy bay.
Động cơ AL-31FU với kiểm soát véc tơ lực đẩy cho phép máy bay trình diễn ở tốc độ gần bằng 0 mà không bị giới hạn về góc tấn.
Su-37 thiết kế với buồng lái một chỗ ngồi, bảng điều khiển trang bị 4 màn hình tinh thể lỏng cho các dữ liệu chiến lược và hoa tiêu. Máy bay được trang bị hệ thống radar mạng pha chủ động cực mạnh NO-11M có thể theo dõi đồng thời 20 mục tiêu trên không và dẫn đường cho 8 tên lửa diệt mục tiêu cùng lúc.
Thừa hưởng Su-27, Su-37 được thiết kế với 12 giá treo trên thân và cánh cho phép mang tổng cộng 12 tấn vũ khí (gồm tên lửa không đối không tầm ngắn R-73E, tầm trung-xa R-77; tên lửa không đối đất Kh-25/29…). Ngoài ra còn có pháo GSh-30-1 cỡ 30mm với 150 viên đạn.
Su-37 đạt vận tốc cực đại 2.500km/h, tầm bay 3.700km, trần bay 18.000m.
Có thể nói, với khả năng cơ động cực cao, hệ thống hỏa lực cực mạnh, Su-37 thực sự là “kẻ hủy diệt” trên bầu trời, nó thừa sức quét sạch mọi loại máy bay đối phương. Trong các cuộc theo dõi, nó đã chứng minh được sức mạnh của mình. Ví dụ ở triển lãm hàng không Farnborough 96, máy bay đã chứng tỏ khả năng thao diễn mới, như khả năng chúi mũi ra khỏi hướng bay ở một số giai đoạn, quay mũi quanh 360 độ và hồi phục sau khi rơi vào vệt khí đuôi bằng cách lao vào vệt khí này của máy bay khác…
. Đáng tiếc, dự án Su-37 đã buộc phải dừng lại sau vụ tai nạn do lỗi phần mềm vào năm 2002. Tuy nhiên, thực tế thì phần lớn đó là do vấn đề về thiếu kinh phí, nhà phát triển đã nỗ lực đưa nó ra thị trường xuất khẩu nhưng không ai thèm đặt hàng.