Su-47 Berkut do Công ty Sukhoi (Nga) nghiên cứu, phát triển, tham gia vào chương trình lựa chọn máy bay chiến đấu thế hệ mới của Không quân Nga.
Ngày 25/9/1997, tiêm kích siêu âm Su-47 Berkut do Công ty Sukhoi (Nga) cất cánh thành công lần đầu. Chiếc máy bay được giới quân sự đặc biệt quan tâm một phần vì kiểu dáng cánh máy bay có những điểm khác biệt lớn so với máy bay chiến đấu truyền thống.
Kiểu cánh ngược của Su-47 có một số ưu điểm nhất định như: tỷ lệ nâng trên lực cản lớn; khả năng thao diễn cao trong những trận đánh hỗn loạn, tầm hoạt động cao ở tốc độ siêu thanh; tăng khả năng chống chòng chành và các đặc điểm chống xoay tròn; cải thiện độ ổn định ở các góc tấn công lớn; tốc độ bay tối thiểu thấp và khoảng cách cất, hạ cánh ngắn.
Tuy nhiên, kiểu cánh này cũng có nhược điểm là tạo ra lực quay mạnh có thể làm gãy cánh, nhất là khi bay tốc độ cao. Chính vì thế, ban đầu máy bay không bị được phép vượt quá tốc độ Mach 1,6.
Ngoài cánh ngược, Su-47 thiết kế với cặp cánh mũi để tăng khả năng cơ động nhưng vẫn duy trì cánh lái ở đuôi.
Su-47 có chiều dài 22,6m, sải cánh 16,7m, cao 6,3m, trọng lượng cất cánh tối đa 35 tấn. Máy bay được chế tạo với các vật liệu hấp thụ sóng radar và thiết kế khoang vũ khí trong thân biến nó thành tiêm kích tàng hình.
Su-47 Berkut trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực đẩy Lyulka AL-37FU cho phép đạt tốc độ tối đa 2.200km, trần bay 18.000m.
Su-47 có khả năng mang tên lửa không đối không, không đối đất, không đối hạm, chống radar, bom hàng không có điều khiển.
Dù có những đặc tính kỹ thuật đầy hứa hẹn tuy nhiên rốt cuộc Quân đội Nga đã không “đoái hoài” tới Su-47 Berkut. Hiện nó đóng vai trò như là mẫu máy bay thực nghiệm hơn là phát triển để đưa vào hoạt động.
Su-47 Berkut do Công ty Sukhoi (Nga) nghiên cứu, phát triển, tham gia vào chương trình lựa chọn máy bay chiến đấu thế hệ mới của Không quân Nga.
Ngày 25/9/1997, tiêm kích siêu âm Su-47 Berkut do Công ty Sukhoi (Nga) cất cánh thành công lần đầu. Chiếc máy bay được giới quân sự đặc biệt quan tâm một phần vì kiểu dáng cánh máy bay có những điểm khác biệt lớn so với máy bay chiến đấu truyền thống.
Kiểu cánh ngược của Su-47 có một số ưu điểm nhất định như: tỷ lệ nâng trên lực cản lớn; khả năng thao diễn cao trong những trận đánh hỗn loạn, tầm hoạt động cao ở tốc độ siêu thanh; tăng khả năng chống chòng chành và các đặc điểm chống xoay tròn; cải thiện độ ổn định ở các góc tấn công lớn; tốc độ bay tối thiểu thấp và khoảng cách cất, hạ cánh ngắn.
Tuy nhiên, kiểu cánh này cũng có nhược điểm là tạo ra lực quay mạnh có thể làm gãy cánh, nhất là khi bay tốc độ cao. Chính vì thế, ban đầu máy bay không bị được phép vượt quá tốc độ Mach 1,6.
Ngoài cánh ngược, Su-47 thiết kế với cặp cánh mũi để tăng khả năng cơ động nhưng vẫn duy trì cánh lái ở đuôi.
Su-47 có chiều dài 22,6m, sải cánh 16,7m, cao 6,3m, trọng lượng cất cánh tối đa 35 tấn. Máy bay được chế tạo với các vật liệu hấp thụ sóng radar và thiết kế khoang vũ khí trong thân biến nó thành tiêm kích tàng hình.
Su-47 Berkut trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực đẩy Lyulka AL-37FU cho phép đạt tốc độ tối đa 2.200km, trần bay 18.000m.
Su-47 có khả năng mang tên lửa không đối không, không đối đất, không đối hạm, chống radar, bom hàng không có điều khiển.
Dù có những đặc tính kỹ thuật đầy hứa hẹn tuy nhiên rốt cuộc Quân đội Nga đã không “đoái hoài” tới Su-47 Berkut. Hiện nó đóng vai trò như là mẫu máy bay thực nghiệm hơn là phát triển để đưa vào hoạt động.