Một trong những lĩnh vực gặt hái những thành công vang dội nhất của công nghiệp quốc phòng Việt Nam là đóng tàu chiến cho hải quân và cảnh sát biển. Trong ảnh là một trong số 2 tàu tên lửa Project 12418 Molniya do nhà máy đóng tàu của Việt Nam chế tạo với sự hỗ trợ kỹ thuật từ phía Nga. Đây là loại tàu hiện đại, hỏa lực mạnh trang bị 16 tên lửa chống tàu, có hệ thống pháo tự động. Nhà máy đóng tàu Hồng Hà (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã tự thiết kế, đóng mới thành công tàu pháo TT400TP được trang bị hệ thống vũ khí tự động, hiện đại. Cho tới nay, nhà máy Hồng Hà đã bàn giao 2 tàu pháo TT400TP cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Nhà máy Hồng Hà đang trong quá trình đóng tàu pháo thứ 3 TT400TP để tiếp tục trang bị cho các đơn vị hải quân làm nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo đất nước. Ngoài các tàu chiến, các doanh nghiệp quốc phòng cũng đóng các tàu tuần tra biển cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Năm ngoái, nhà máy Z189 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã hạ thủy thành công tàu tuần tra cỡ lớn DN-2000 cỡ 2.100 tấn. Điều đặc biệt là chúng ta hoàn thành con tàu này chỉ trong vòng 12 tháng, thể hiện sự phát triển vượt bậc trong công nghiệp đóng tàu quân sự của Việt Nam. Nguồn: Thể thao Văn hóa
Ngoài tàu DN-2000, nhà máy Z189 cũng đã đóng thành công tàu vận tải cỡ lớn cho hải quân. Trong ảnh là tàu chở khách hiện đại HQ-571 Trường Sa được Z189 đóng và chuyển giao cho Hải quân Nhân dân Việt Nam đầu năm 2012. Nguồn: Giáo dục Việt Nam Trong lĩnh vực công nghiệp hàng không, nhà máy A41 (Cục Kỹ thuật, Quân chủng Phòng không – Không quân) đã chế tạo thành công thủy phi cơ VNS-41 dựa theo máy bay Che-22 của Nga với tỉ lệ nội địa hóa là 70%. Loại máy bay này có thể đạt tầm bay tới 300km, trần bay 3km. Chiếc VNS-41 cất cánh thành công lần đầu tháng 9/2005. Gần đây, cán bộ Học viện Phòng không – Không quân đã chế tạo thành công buồng lái mô phỏng tiêm kích Su-27 phục vụ cho công tác đào tạo kỹ sư hàng không. Các cán bộ giảng viên Trường Sĩ quan Không quân cũng tự chế tạo buồng lái mô phỏng máy bay huấn luyện sơ cấp Yak-52 phục vụ đào tạo bay cho học viên. Trong lĩnh vực phát triển vũ khí, trang bị cho lực lượng trên bộ, Viện Vũ khí (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã nghiên cứu chế tạo thành công súng bắn tỉa hạng nặng cỡ nòng 12,7mm cùng kính ngắm. Súng đạt tầm bắn hiệu quả tới 1.200m, có thể diệt mục tiêu thiết giáp hạng nhẹ. Viện Vũ khí cùng đã chế tạo thành công hệ thống giá điều khiển vũ khí đa năng có thể lắp súng máy hạng nặng 12,7mm hoặc 14,5mm, có khả năng tự động bám ảnh mục tiêu. Các nhà máy quốc phòng Việt Nam đã chế tạo súng phóng lựu tự động AGS-17 dựa trên mẫu nguyên bản của Nga. Súng này đạt tầm bắn hiệu quả 1,7km, tốc độ bắn 400 phát/phút. Bên cạnh các nhà máy, các doanh nghiệp quốc phòng khác cũng đạt được nhiều thành tựu đáng nể mà điển hình là Tập đoàn Viễn thông Viettel. Trong ảnh là hình minh họa máy thu phát vô tuyến điện sóng ngắn cầm tay VRP612 dùng cho quân đội để sử dụng liên lạc trong dải tần số từ 2MHz đến 11,9999MHz. Vỏ máy được đúc bằng hợp kim nhôm bảo đảm độ kín khít chống ẩm, chống nước, mốc, chống ăn mòn kin loại và chịu được va đập. Nguồn: Tiền Phong Máy thu phát vô tuyến điện sóng ngắn VRS641 được sử dụng để triển khai trong các trạm phát trong toàn quân. Khi làm việc ở công suất cao, máy có thể liên lạc được ở cự ly 2.000 km. Thiết bị này được tích hợp thêm các tính năng mới như khả năng nhớ tần số công tác, hiển thị và quét kênh nhớ; giao tiếp với PC để tự động nhận lệnh truyền các các tin đã biên dịch từ chữ cái dưới dạng Morse và phát khi được kích hoạt. Nguồn: Tiền Phong Máy phát vô tuyến điện sóng ngắn VRS642 có khả năng phát liên tục 24/24h với hai chế độ công suất cao (150W) và công suất thấp (50W). Khi làm việc ở công suất cao, máy có thể liên lạc được ở cự ly 2.000 km. Máy được sử dụng kèm với bộ điều hưởng ăng ten (ATU) giúp phối hợp trở kháng tốt, thời gian điều hướng ngắn và độ chính xác cao. Nguồn: Tiền Phong Máy thu phát vô tuyến điện sóng cực ngắn ứng dụng kỹ thuật nhảy tần VRU812 có chế độ liên lạc thoại tần số cố định, thoại mã hóa tần số cố định, nhảy tần và truyền dữ liệu một cách hiệu quả. Các máy VRP812 có khả năng thiết lập mạng, liên lạc chính xác trong điều kiện nhiễu trường mạnh. Ngoài ra, thiết bị còn có giao diện RS232 để kết nối máy tính và các thiết bị đầu cuối khác để thực hiện chế độ truyền dữ liệu. Khoảng cách liên lạc bình thường của máy là từ 6 đến 10km, trên xe là 20km. Nguồn: Tiền PhongMáy thu phát vô tuyến điện sóng ngắn đơn biên quân dụng VRU611 được sử dụng để liên lạc không phải tìm kiếm và vi chỉnh trong dải tần số từ 30MHz đến 15,9999MHz. Dùng bộ dao động thạch anh bù nhiệt độ làm nguồn tấn số chuẩn, bộ tổ hợp tần số sử dụng mạch DDS nên thiết bị có tính ổn định tần số cao và thời gian thiết lập rất ngắn. Ngoài ra, máy có thể nhớ tần số công tác, chế độ công tác, hiển thị và quét kênh nhớ, tự động kiểm tra trạng thái thông mạch, tự động điều hướng ăng ten với thời gian điều hướng ngắn, độ chính xác cao. Nguồn: Tiền Phong Cùng với lĩnh vực chế tạo thiết bị thông tin liên lạc, Tập đoàn Viettel đã sản xuất thành công máy bay không người lái VT-Patrol có tốc độ bay tới 150km/h, tầm bay 50km, trang bị camera hồng ngoại full HD có thể nhận dạng và phân biệt mục tiêu người lính trong khoảng cách 600m. Liên quan tới lĩnh vực UAV, Trường Sĩ quan Thông tin đã chế tạo thành công robot do thám dưới nước YK-01 dùng để hỗ trợ đơn vị đặc công hải quân.
Một trong những lĩnh vực gặt hái những thành công vang dội nhất của công nghiệp quốc phòng Việt Nam là đóng tàu chiến cho hải quân và cảnh sát biển.
Trong ảnh là một trong số 2 tàu tên lửa Project 12418 Molniya do nhà máy đóng tàu của Việt Nam chế tạo với sự hỗ trợ kỹ thuật từ phía Nga. Đây là loại tàu hiện đại, hỏa lực mạnh trang bị 16 tên lửa chống tàu, có hệ thống pháo tự động.
Nhà máy đóng tàu Hồng Hà (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã tự thiết kế, đóng mới thành công tàu pháo TT400TP được trang bị hệ thống vũ khí tự động, hiện đại. Cho tới nay, nhà máy Hồng Hà đã bàn giao 2 tàu pháo TT400TP cho Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Nhà máy Hồng Hà đang trong quá trình đóng tàu pháo thứ 3 TT400TP để tiếp tục trang bị cho các đơn vị hải quân làm nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo đất nước.
Ngoài các tàu chiến, các doanh nghiệp quốc phòng cũng đóng các tàu tuần tra biển cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Năm ngoái, nhà máy Z189 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã hạ thủy thành công tàu tuần tra cỡ lớn DN-2000 cỡ 2.100 tấn. Điều đặc biệt là chúng ta hoàn thành con tàu này chỉ trong vòng 12 tháng, thể hiện sự phát triển vượt bậc trong công nghiệp đóng tàu quân sự của Việt Nam. Nguồn: Thể thao Văn hóa
Ngoài tàu DN-2000, nhà máy Z189 cũng đã đóng thành công tàu vận tải cỡ lớn cho hải quân. Trong ảnh là tàu chở khách hiện đại HQ-571 Trường Sa được Z189 đóng và chuyển giao cho Hải quân Nhân dân Việt Nam đầu năm 2012. Nguồn: Giáo dục Việt Nam
Trong lĩnh vực công nghiệp hàng không, nhà máy A41 (Cục Kỹ thuật, Quân chủng Phòng không – Không quân) đã chế tạo thành công thủy phi cơ VNS-41 dựa theo máy bay Che-22 của Nga với tỉ lệ nội địa hóa là 70%. Loại máy bay này có thể đạt tầm bay tới 300km, trần bay 3km. Chiếc VNS-41 cất cánh thành công lần đầu tháng 9/2005.
Gần đây, cán bộ Học viện Phòng không – Không quân đã chế tạo thành công buồng lái mô phỏng tiêm kích Su-27 phục vụ cho công tác đào tạo kỹ sư hàng không.
Các cán bộ giảng viên Trường Sĩ quan Không quân cũng tự chế tạo buồng lái mô phỏng máy bay huấn luyện sơ cấp Yak-52 phục vụ đào tạo bay cho học viên.
Trong lĩnh vực phát triển vũ khí, trang bị cho lực lượng trên bộ, Viện Vũ khí (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã nghiên cứu chế tạo thành công súng bắn tỉa hạng nặng cỡ nòng 12,7mm cùng kính ngắm. Súng đạt tầm bắn hiệu quả tới 1.200m, có thể diệt mục tiêu thiết giáp hạng nhẹ.
Viện Vũ khí cùng đã chế tạo thành công hệ thống giá điều khiển vũ khí đa năng có thể lắp súng máy hạng nặng 12,7mm hoặc 14,5mm, có khả năng tự động bám ảnh mục tiêu.
Các nhà máy quốc phòng Việt Nam đã chế tạo súng phóng lựu tự động AGS-17 dựa trên mẫu nguyên bản của Nga. Súng này đạt tầm bắn hiệu quả 1,7km, tốc độ bắn 400 phát/phút.
Bên cạnh các nhà máy, các doanh nghiệp quốc phòng khác cũng đạt được nhiều thành tựu đáng nể mà điển hình là Tập đoàn Viễn thông Viettel. Trong ảnh là hình minh họa máy thu phát vô tuyến điện sóng ngắn cầm tay VRP612 dùng cho quân đội để sử dụng liên lạc trong dải tần số từ 2MHz đến 11,9999MHz. Vỏ máy được đúc bằng hợp kim nhôm bảo đảm độ kín khít chống ẩm, chống nước, mốc, chống ăn mòn kin loại và chịu được va đập. Nguồn: Tiền Phong
Máy thu phát vô tuyến điện sóng ngắn VRS641 được sử dụng để triển khai trong các trạm phát trong toàn quân. Khi làm việc ở công suất cao, máy có thể liên lạc được ở cự ly 2.000 km. Thiết bị này được tích hợp thêm các tính năng mới như khả năng nhớ tần số công tác, hiển thị và quét kênh nhớ; giao tiếp với PC để tự động nhận lệnh truyền các các tin đã biên dịch từ chữ cái dưới dạng Morse và phát khi được kích hoạt. Nguồn: Tiền Phong
Máy phát vô tuyến điện sóng ngắn VRS642 có khả năng phát liên tục 24/24h với hai chế độ công suất cao (150W) và công suất thấp (50W). Khi làm việc ở công suất cao, máy có thể liên lạc được ở cự ly 2.000 km. Máy được sử dụng kèm với bộ điều hưởng ăng ten (ATU) giúp phối hợp trở kháng tốt, thời gian điều hướng ngắn và độ chính xác cao. Nguồn: Tiền Phong
Máy thu phát vô tuyến điện sóng cực ngắn ứng dụng kỹ thuật nhảy tần VRU812 có chế độ liên lạc thoại tần số cố định, thoại mã hóa tần số cố định, nhảy tần và truyền dữ liệu một cách hiệu quả. Các máy VRP812 có khả năng thiết lập mạng, liên lạc chính xác trong điều kiện nhiễu trường mạnh. Ngoài ra, thiết bị còn có giao diện RS232 để kết nối máy tính và các thiết bị đầu cuối khác để thực hiện chế độ truyền dữ liệu. Khoảng cách liên lạc bình thường của máy là từ 6 đến 10km, trên xe là 20km. Nguồn: Tiền Phong
Máy thu phát vô tuyến điện sóng ngắn đơn biên quân dụng VRU611 được sử dụng để liên lạc không phải tìm kiếm và vi chỉnh trong dải tần số từ 30MHz đến 15,9999MHz. Dùng bộ dao động thạch anh bù nhiệt độ làm nguồn tấn số chuẩn, bộ tổ hợp tần số sử dụng mạch DDS nên thiết bị có tính ổn định tần số cao và thời gian thiết lập rất ngắn. Ngoài ra, máy có thể nhớ tần số công tác, chế độ công tác, hiển thị và quét kênh nhớ, tự động kiểm tra trạng thái thông mạch, tự động điều hướng ăng ten với thời gian điều hướng ngắn, độ chính xác cao. Nguồn: Tiền Phong
Cùng với lĩnh vực chế tạo thiết bị thông tin liên lạc, Tập đoàn Viettel đã sản xuất thành công máy bay không người lái VT-Patrol có tốc độ bay tới 150km/h, tầm bay 50km, trang bị camera hồng ngoại full HD có thể nhận dạng và phân biệt mục tiêu người lính trong khoảng cách 600m.
Liên quan tới lĩnh vực UAV, Trường Sĩ quan Thông tin đã chế tạo thành công robot do thám dưới nước YK-01 dùng để hỗ trợ đơn vị đặc công hải quân.