Việc luyện khả năng không chiến bắn hạ mục tiêu cho máy bay chiến đấu luôn là bài toán nan giải cho nhiều quốc gia, với Việt Nam cũng vậy. Thật khó để dùng nguyên máy bay thật trị giá hàng triệu USD để phục vụ huấn luyện thường xuyên cho phi công. Giải pháp được đưa ra đó là tạo ra các phương tiện bay không người lái cỡ nhỏ phục vụ huấn luyện khả năng chiến đấu này. Hiện nay, Việt Nam đã phát triển thành công phương tiện bay như vậy để làm bia mục tiêu cho chiến đấu cơ Su-30MK2 hiện đại nhất KQNDVN.Bia bay cho Su-30MK2 có tên gọi là UAV-02 do Viện Kỹ thuật quân sự Phòng không – Không quân tự nghiên cứu, chế thử. "Bằng nguồn vốn tự có, đến nay viện đã triển khai nghiên cứu và chế thử 5 mẫu MBKNL để phục vụ huấn luyện chặn kích cho máy bay Su-30MK2. Trong quá trình nghiên cứu, mẫu UAV-01 và UAV-02 đã được lựa chọn để bay thử nghiệm, trong đó mẫu UAV-02 là loại có tính năng cao hơn”, lãnh đạo Viện KTQS PK-KQ nói với tờ QĐND Online.Theo lãnh đạo Viện này, bia bay UAV-02 cho máy bay Su-30MK2 giải quyết được 3 vấn đề về kỹ thuật quan trọng, đó là: Phần thiết kế động lực học và kết cấu cho phương tiện bay có tốc độ cận âm với việc sử dụng công nghệ vật liệu Carbon Fiber, phần điều khiển thích nghi cho phương tiện bay có lượng tiêu hao nhiên liệu lớn và quan trọng nhất là đồng bộ với tổ hợp ngắm bắn và điều khiển hỏa lực trên máy bay Su-30MK2.Bia bay UAV-02 có chiều dài thân 2,5m, sải cánh 2,8m, nặng 38kg khi nạp đủ nhiên liệu.Đặc biệt, UAV-02 là một trong những máy bay không người lái đầu tiên của Việt Nam trang bị động cơ phản lực cho tốc độ bay hành trình 250-350km/h, bán kính tác chiến 100km, trần bay 8.000m, thời gian bay liên tục 45 phút.Chính việc sử dụng động cơ phản lực đem lại tốc độ cao khiến UAV-02 trở thành “bia bay lý tưởng” cho máy bay chiến đấu Su-30MK2 chặn kích.Cũng theo tờ QĐND, UAV-02 đã được đưa ra thử nghiệm thành công với máy bay Su-30MK2 tại Trung đoàn 923 Yên Thế. Ngay trong chuyến bay đầu tiên, các khí tài điện tử của Tổ hợp dẫn đường-ngắm bắn và tên lửa trên máy bay Su-30MK2 đã phát hiện và bám sát được mục tiêu UAV-02…Đại úy phi công Nguyễn Văn Hải, người trực tiếp điều khiển hỏa lực trong chuyến bay thử nghiệm đã khẳng định, máy bay Su-30MK2 đã phát hiện được UAV-02 như một chiếc máy bay tiêm kích, radar đã khóa được mục tiêu. Căn cứ vào kết quả giải mã khách quan sau chuyến bay, các chuyên gia vũ khí hàng không đã khẳng định UAV-02 đủ điều kiện làm mục tiêu cho Su-30MK2 huấn luyện chặn kích.Ngoài UAV-02, Việt Nam đã chế tạo thành công phương tiện bay không người lái đóng giả tên lửa hành trình có thể làm bia bắn cho tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU-1.Trong tương lai gần, kho bia bay cho Su-30MK2 có thể được bổ sung thêm các mẫu UAV-03, UAV-04 đạt tốc độ cận âm Mach 0,85. Qua đó, đảm bảo phi công Su-30MK2 huấn luyện sát hơn với thực tiễn, tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Việc luyện khả năng không chiến bắn hạ mục tiêu cho máy bay chiến đấu luôn là bài toán nan giải cho nhiều quốc gia, với Việt Nam cũng vậy. Thật khó để dùng nguyên máy bay thật trị giá hàng triệu USD để phục vụ huấn luyện thường xuyên cho phi công. Giải pháp được đưa ra đó là tạo ra các phương tiện bay không người lái cỡ nhỏ phục vụ huấn luyện khả năng chiến đấu này. Hiện nay, Việt Nam đã phát triển thành công phương tiện bay như vậy để làm bia mục tiêu cho chiến đấu cơ Su-30MK2 hiện đại nhất KQNDVN.
Bia bay cho Su-30MK2 có tên gọi là UAV-02 do Viện Kỹ thuật quân sự Phòng không – Không quân tự nghiên cứu, chế thử. "Bằng nguồn vốn tự có, đến nay viện đã triển khai nghiên cứu và chế thử 5 mẫu MBKNL để phục vụ huấn luyện chặn kích cho máy bay Su-30MK2. Trong quá trình nghiên cứu, mẫu UAV-01 và UAV-02 đã được lựa chọn để bay thử nghiệm, trong đó mẫu UAV-02 là loại có tính năng cao hơn”, lãnh đạo Viện KTQS PK-KQ nói với tờ QĐND Online.
Theo lãnh đạo Viện này, bia bay UAV-02 cho máy bay Su-30MK2 giải quyết được 3 vấn đề về kỹ thuật quan trọng, đó là: Phần thiết kế động lực học và kết cấu cho phương tiện bay có tốc độ cận âm với việc sử dụng công nghệ vật liệu Carbon Fiber, phần điều khiển thích nghi cho phương tiện bay có lượng tiêu hao nhiên liệu lớn và quan trọng nhất là đồng bộ với tổ hợp ngắm bắn và điều khiển hỏa lực trên máy bay Su-30MK2.
Bia bay UAV-02 có chiều dài thân 2,5m, sải cánh 2,8m, nặng 38kg khi nạp đủ nhiên liệu.
Đặc biệt, UAV-02 là một trong những máy bay không người lái đầu tiên của Việt Nam trang bị động cơ phản lực cho tốc độ bay hành trình 250-350km/h, bán kính tác chiến 100km, trần bay 8.000m, thời gian bay liên tục 45 phút.
Chính việc sử dụng động cơ phản lực đem lại tốc độ cao khiến UAV-02 trở thành “bia bay lý tưởng” cho máy bay chiến đấu Su-30MK2 chặn kích.
Cũng theo tờ QĐND, UAV-02 đã được đưa ra thử nghiệm thành công với máy bay Su-30MK2 tại Trung đoàn 923 Yên Thế. Ngay trong chuyến bay đầu tiên, các khí tài điện tử của Tổ hợp dẫn đường-ngắm bắn và tên lửa trên máy bay Su-30MK2 đã phát hiện và bám sát được mục tiêu UAV-02…
Đại úy phi công Nguyễn Văn Hải, người trực tiếp điều khiển hỏa lực trong chuyến bay thử nghiệm đã khẳng định, máy bay Su-30MK2 đã phát hiện được UAV-02 như một chiếc máy bay tiêm kích, radar đã khóa được mục tiêu. Căn cứ vào kết quả giải mã khách quan sau chuyến bay, các chuyên gia vũ khí hàng không đã khẳng định UAV-02 đủ điều kiện làm mục tiêu cho Su-30MK2 huấn luyện chặn kích.
Ngoài UAV-02, Việt Nam đã chế tạo thành công phương tiện bay không người lái đóng giả tên lửa hành trình có thể làm bia bắn cho tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU-1.
Trong tương lai gần, kho bia bay cho Su-30MK2 có thể được bổ sung thêm các mẫu UAV-03, UAV-04 đạt tốc độ cận âm Mach 0,85. Qua đó, đảm bảo phi công Su-30MK2 huấn luyện sát hơn với thực tiễn, tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.