Cơ quan Hợp tác An ninh - Quốc phòng Mỹ (DSCA) thông báo, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chấp nhận cung cấp 2 máy bay cường kích AC-208 cùng các trang bị đi kèm cho Quân đội Iraq. Tổng giá trị hợp đồng ước tính 65,3 triệu USD. Trước đó, vào năm 2008, Iraq đã nhận được từ Mỹ 3 chiếc AC-208 và 3 C-208. Hiện chúng được sử dụng để hỗ trợ cho Quân đội Iraq trong các chiến dịch truy quét tàn quân al-Qaeda và phiến quân IS.Có thể nói, AC-208 là giải pháp miễn cưỡng với người Iraq khi mà nước Mỹ không chịu cung cấp các máy bay cường kích A-10 cho quân đội nước này. Chính vì thế mà người Iraq đã phải đi mua máy bay cường kích Su-25 của Không quân Nga vào năm ngoái để phục vụ cuộc chiến chống khủng bố. Bất chấp việc nước Mỹ đồng minh thân cận không thích thú lắm.Tại sao nói rằng AC-208 là giải pháp miễn cưỡng? Đơn giản, AC-208 vốn là phiên bản của máy bay chở khách hạng nhẹ Cessna 208 Caravan thường chủ yếu được dùng cho tư nhân, huấn luyện bay, bay du lịch hơn là tác chiến. Việc cung cấp AC-208 cho thấy dường như người Mỹ không tin tưởng lắm khả năng tác chiến của Quân đội Iraq. Cũng như việc, người Mỹ chần chừ bàn giao các tiêm kích F-16 mà nước này bán cho Iraq.AC-208 do công ty ATK phát triển cho nhiệm vụ chống phiến quân với việc trang bị hệ thống tên lửa chống tăng, hệ thống ngắm mục tiêu quang - học và hệ thống cảnh báo - đối phó tên lửa.Cơ bản thì phần khung thân của AC-208 không thay đổi nhiều so với C-208, chủ yếu là phải lắp đặp thêm giá treo tên lửa, bổ sung hệ thống điều khiển vũ khí lên máy bay...Trên mỗi cánh của máy bay cường kích AC-208 có khả năng mang được một quả tên lửa chống tăng Hellfire. Loại tên lửa này có thể dùng để tiêu diệt các phương tiện cơ giới khác, các công sự kiên cố, bộ binh tập trung…AC-208 có thể mang hai phiên bản Hellfire gồm: AGM-114M dẫn đường laser lắp đầu nổ phá mảnh và AGM-114K dùng đầu dẫn radar sóng mm với đầu nổ tandem với lượng nổ lõm.Tên lửa Hellfire có tầm phóng đến 8km.Máy bay cường kích AC-208 trang bị động cơ tuốc bin cánh quạt Pratt & Whitney PT6A-140 với cánh quạt 3 lưỡi cho……tốc độ tối đa 343km/h, tầm bay 1.996km, trần bay 7,6km, vận tốc leo cao 6,48m/s.Vì phải hoạt động chiến đấu nên AC-208 cũng được trang bị các hệ thống đối phó tên lửa, cụ thể là hệ thống phòng vệ trả đũa AAR-47/ALE-47 có thể phát hiện tín hiệu vô tuyến, hồng ngoại của tên lửa phòng không địch.Tuy nhiên, phiến quân IS và các lực lượng khủng bố hiện nay đã sở hữu các loại tên lửa vác vai có khả năng đối phó được các biện pháp gây nhiễu bằng mồi bẫy nhiệt.Ngoài ra các loại pháo phòng không 23mm, 57mm của phiến quân cũng rất đông đảo, chúng đương nhiên hoàn toàn miễn nhiễm với hệ thống đối phó điện tử hiện đại.Mà AC-208 vốn chỉ đạt tốc độ bay chậm, tầm bay thấp, tốc độ leo cao kém, rất dễ bị bắn hạ. Chính vì thế, rõ ràng Iraq chắc hẳn sẽ vẫn phải phụ thuộc hoàn toàn vào dàn máy bay Su-25, còn AC-208 chắc chỉ là nhằm làm “đẹp lòng nước Mỹ”.
Cơ quan Hợp tác An ninh - Quốc phòng Mỹ (DSCA) thông báo, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chấp nhận cung cấp 2 máy bay cường kích AC-208 cùng các trang bị đi kèm cho Quân đội Iraq. Tổng giá trị hợp đồng ước tính 65,3 triệu USD. Trước đó, vào năm 2008, Iraq đã nhận được từ Mỹ 3 chiếc AC-208 và 3 C-208. Hiện chúng được sử dụng để hỗ trợ cho Quân đội Iraq trong các chiến dịch truy quét tàn quân al-Qaeda và phiến quân IS.
Có thể nói, AC-208 là giải pháp miễn cưỡng với người Iraq khi mà nước Mỹ không chịu cung cấp các máy bay cường kích A-10 cho quân đội nước này. Chính vì thế mà người Iraq đã phải đi mua máy bay cường kích Su-25 của Không quân Nga vào năm ngoái để phục vụ cuộc chiến chống khủng bố. Bất chấp việc nước Mỹ đồng minh thân cận không thích thú lắm.
Tại sao nói rằng AC-208 là giải pháp miễn cưỡng? Đơn giản, AC-208 vốn là phiên bản của máy bay chở khách hạng nhẹ Cessna 208 Caravan thường chủ yếu được dùng cho tư nhân, huấn luyện bay, bay du lịch hơn là tác chiến. Việc cung cấp AC-208 cho thấy dường như người Mỹ không tin tưởng lắm khả năng tác chiến của Quân đội Iraq. Cũng như việc, người Mỹ chần chừ bàn giao các tiêm kích F-16 mà nước này bán cho Iraq.
AC-208 do công ty ATK phát triển cho nhiệm vụ chống phiến quân với việc trang bị hệ thống tên lửa chống tăng, hệ thống ngắm mục tiêu quang - học và hệ thống cảnh báo - đối phó tên lửa.
Cơ bản thì phần khung thân của AC-208 không thay đổi nhiều so với C-208, chủ yếu là phải lắp đặp thêm giá treo tên lửa, bổ sung hệ thống điều khiển vũ khí lên máy bay...
Trên mỗi cánh của máy bay cường kích AC-208 có khả năng mang được một quả tên lửa chống tăng Hellfire. Loại tên lửa này có thể dùng để tiêu diệt các phương tiện cơ giới khác, các công sự kiên cố, bộ binh tập trung…
AC-208 có thể mang hai phiên bản Hellfire gồm: AGM-114M dẫn đường laser lắp đầu nổ phá mảnh và AGM-114K dùng đầu dẫn radar sóng mm với đầu nổ tandem với lượng nổ lõm.
Tên lửa Hellfire có tầm phóng đến 8km.
Máy bay cường kích AC-208 trang bị động cơ tuốc bin cánh quạt Pratt & Whitney PT6A-140 với cánh quạt 3 lưỡi cho…
…tốc độ tối đa 343km/h, tầm bay 1.996km, trần bay 7,6km, vận tốc leo cao 6,48m/s.
Vì phải hoạt động chiến đấu nên AC-208 cũng được trang bị các hệ thống đối phó tên lửa, cụ thể là hệ thống phòng vệ trả đũa AAR-47/ALE-47 có thể phát hiện tín hiệu vô tuyến, hồng ngoại của tên lửa phòng không địch.
Tuy nhiên, phiến quân IS và các lực lượng khủng bố hiện nay đã sở hữu các loại tên lửa vác vai có khả năng đối phó được các biện pháp gây nhiễu bằng mồi bẫy nhiệt.
Ngoài ra các loại pháo phòng không 23mm, 57mm của phiến quân cũng rất đông đảo, chúng đương nhiên hoàn toàn miễn nhiễm với hệ thống đối phó điện tử hiện đại.
Mà AC-208 vốn chỉ đạt tốc độ bay chậm, tầm bay thấp, tốc độ leo cao kém, rất dễ bị bắn hạ. Chính vì thế, rõ ràng Iraq chắc hẳn sẽ vẫn phải phụ thuộc hoàn toàn vào dàn máy bay Su-25, còn AC-208 chắc chỉ là nhằm làm “đẹp lòng nước Mỹ”.