Với tốc độ tối đa 315km/h, CH-47F Chinook là máy bay trực thăng quân sự nhanh nhất thế giới hiện nay. Sản xuất bởi hãng Boeing của Mỹ, Chinook có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau và lần đầu tiên được đưa vào sử dụng trong lực Quân đội Mỹ vào tháng 7/2007 cho các nhiệm vụ vận tải đường không như chuyển quân, cẩu pháo, thiết bị và hàng hóa hỗ trợ hoạt động chiến đấu và cứu trợ nhân đạo.
CH-47F là phiên bản nâng cấp mới nhất của những chiếc Chinook, với việc nâng cấp phần khung chính và nâng cấp hệ thống nhiên liệu giúp cho nó có thể hoạt động xa hơn so với phiên bản cũ. Với thiết kế 2 cánh quạt CH-47F có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
Với việc trang bị hai động cơ Honeywell T55-GA-714A mạnh mẽ 4,777 mã lực (3.529 kW) cho phép các trực thăng CH-47F bay ở độ cao lên đến 6.096 m, tải trọng có thể mang theo lên đến hơn 10 tấn. Bình nhiên liệu của máy bay trực thăng có thể chứa 3.194 lít nhiên liệu đảm bảo phạm vi hoạt động của nó lớn hơn 370km.
Đứng thứ 2 là mẫu Mi-35M (NATO định danh là Hind E) - trực thăng chiến đấu đa năng được thiết kế bởi hãng Mil Moscow, có thể bay với tốc độ tối đa 310km/h. Mi-35M là phiên bản nâng cấp của trực thăng chiến đấu huyền thoại Mi-24 Hind và có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau và có thể hoạt cả ban ngày lẫn ban đêm.
Mi-35M được đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 2005 tại nhà máy Rostvertol và hiện phục vụ trong Không quân Nga và lực lượng vũ trang của Venezuela, Brazil và Azerbaijan. Với hệ thống vũ khí được trang bị của mính, nó có thể tiêu diệt các mục tiêu mặt đất như xe bọc thép, xe tăng, cơ sở hạ tầng hay yểm trợ hỏa lực. Ngoài ra, Mi-35M còn có thể vận chuyển binh lính, cũng như vận chuyển hàng hóa.
Mi-35M được trang bị hai động cơ tuốc bin trục V-2500 sản sinh công suất 2.200 mã lực, hoạt động ở độ cao 5.400m và tầm bay là 460km.
Đứng thứ 3, AW101 Merlin hay có các tên khác là EH101, là một mẫu máy bay trực thăng do hãng AgustaWestland (Italy) phát triển. Nó có khả năng hoạt động linh hoạt, bay với tốc độ tối đa 309km/h.
EH101 thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào tháng 10/1987 và những chiếc đầu tiên được đưa vào sử dụng trong Hải quân Hoàng gia Anh vào tháng 6/2000. Nó có thể mang theo 38 binh sĩ và trang bị tên lửa, ngư lôi và một số loại vũ khí khác. Ngoài ra Merlin còn có các hệ thống phòng vệ trước các mối đe dọa từ các cuộc tấn công bằng tên lửa.
Được trang bị 3 động cơ Rolls-Royce Turbomeca RTM322-01 sản sinh công suất hơn 2.200 mã lực giúp AW-101 có tốc độ bay tối đa cao. Merlin có thể hoạt động ở độ cao tối đa 4.500m.
AW139M cũng do AugustaWestland chế tạo, là một mẫu máy bay trực thăng thế hệ mới có tốc độ bay đạt được 306 km/h. Nó có thể mang theo 10 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị hoặc 15 hành khách đối phiên bản dân sự ở một tốc độ di chuyển rất cao.
AW139M được giới thiệu tại Hội nghị Hàng không AFA diễn ra vào tháng 2/2011. Nó nằm trong chương trình hỗ trợ nâng cao của lực lượng Không quân Mỹ (CVLSP). AW139M được tích hợp hệ thống quan sát quang điện lẫn hồng ngoại, hệ thống phòng thủ Aids Suite (DAS), và một loạt các hệ thống hỗ trợ khác.
Được trang bị động cơ Pratt & Whitney PT6C-67C và với 5 cánh quạt chính giúp AW139M có thể đạt tốc độ bay cao nhất trong mọi tình huống. Nó có thể hoạt động ở độ cao lên đến 6.096m.
Đứng thứ 5 là NH90 – trực thăng quân sự tầm trung, đa năng được chế tạo để đáp ứng yêu cầu của các thành viên trong khối quân sự NATO. Với tốc độ bay khá ấn tượng lên tới 300km/h khiến nó trở thành một trong những trực thăng quân sự nhanh nhất thế giới.
Máy bay trực thăng NH90 được sản xuất bởi Hãng NHIndustries, Tactical Transport Helicopter (TTH) và Naval Frigate Helicopter (NFH). Nó chủ yếu được sử dụng bởi lực lượng vũ trang của các nước như Đức, Pháp, Italy và Hà Lan. Những chiếc NH90s đầu tiên đã được bàn giao cho quân đội Đức vào năm 2006.
NH90 sử dụng động cơ tuốc bin trục RTM322-01/9 hoặc General Electric T700/T6E1 2000kW trang bị hệ thống điều khiển điện tử (FADEC). Các động cơ có hiệu suất hoạt động khá cao cho phép trực thăng để đạt được một độ cao tối đa là 6.000m.
Với tốc độ tối đa 315km/h, CH-47F Chinook là máy bay trực thăng quân sự nhanh nhất thế giới hiện nay. Sản xuất bởi hãng Boeing của Mỹ, Chinook có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau và lần đầu tiên được đưa vào sử dụng trong lực Quân đội Mỹ vào tháng 7/2007 cho các nhiệm vụ vận tải đường không như chuyển quân, cẩu pháo, thiết bị và hàng hóa hỗ trợ hoạt động chiến đấu và cứu trợ nhân đạo.
CH-47F là phiên bản nâng cấp mới nhất của những chiếc Chinook, với việc nâng cấp phần khung chính và nâng cấp hệ thống nhiên liệu giúp cho nó có thể hoạt động xa hơn so với phiên bản cũ. Với thiết kế 2 cánh quạt CH-47F có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
Với việc trang bị hai động cơ Honeywell T55-GA-714A mạnh mẽ 4,777 mã lực (3.529 kW) cho phép các trực thăng CH-47F bay ở độ cao lên đến 6.096 m, tải trọng có thể mang theo lên đến hơn 10 tấn. Bình nhiên liệu của máy bay trực thăng có thể chứa 3.194 lít nhiên liệu đảm bảo phạm vi hoạt động của nó lớn hơn 370km.
Đứng thứ 2 là mẫu Mi-35M (NATO định danh là Hind E) - trực thăng chiến đấu đa năng được thiết kế bởi hãng Mil Moscow, có thể bay với tốc độ tối đa 310km/h. Mi-35M là phiên bản nâng cấp của trực thăng chiến đấu huyền thoại Mi-24 Hind và có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau và có thể hoạt cả ban ngày lẫn ban đêm.
Mi-35M được đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 2005 tại nhà máy Rostvertol và hiện phục vụ trong Không quân Nga và lực lượng vũ trang của Venezuela, Brazil và Azerbaijan. Với hệ thống vũ khí được trang bị của mính, nó có thể tiêu diệt các mục tiêu mặt đất như xe bọc thép, xe tăng, cơ sở hạ tầng hay yểm trợ hỏa lực. Ngoài ra, Mi-35M còn có thể vận chuyển binh lính, cũng như vận chuyển hàng hóa.
Mi-35M được trang bị hai động cơ tuốc bin trục V-2500 sản sinh công suất 2.200 mã lực, hoạt động ở độ cao 5.400m và tầm bay là 460km.
Đứng thứ 3, AW101 Merlin hay có các tên khác là EH101, là một mẫu máy bay trực thăng do hãng AgustaWestland (Italy) phát triển. Nó có khả năng hoạt động linh hoạt, bay với tốc độ tối đa 309km/h.
EH101 thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào tháng 10/1987 và những chiếc đầu tiên được đưa vào sử dụng trong Hải quân Hoàng gia Anh vào tháng 6/2000. Nó có thể mang theo 38 binh sĩ và trang bị tên lửa, ngư lôi và một số loại vũ khí khác. Ngoài ra Merlin còn có các hệ thống phòng vệ trước các mối đe dọa từ các cuộc tấn công bằng tên lửa.
Được trang bị 3 động cơ Rolls-Royce Turbomeca RTM322-01 sản sinh công suất hơn 2.200 mã lực giúp AW-101 có tốc độ bay tối đa cao. Merlin có thể hoạt động ở độ cao tối đa 4.500m.
AW139M cũng do AugustaWestland chế tạo, là một mẫu máy bay trực thăng thế hệ mới có tốc độ bay đạt được 306 km/h. Nó có thể mang theo 10 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị hoặc 15 hành khách đối phiên bản dân sự ở một tốc độ di chuyển rất cao.
AW139M được giới thiệu tại Hội nghị Hàng không AFA diễn ra vào tháng 2/2011. Nó nằm trong chương trình hỗ trợ nâng cao của lực lượng Không quân Mỹ (CVLSP). AW139M được tích hợp hệ thống quan sát quang điện lẫn hồng ngoại, hệ thống phòng thủ Aids Suite (DAS), và một loạt các hệ thống hỗ trợ khác.
Được trang bị động cơ Pratt & Whitney PT6C-67C và với 5 cánh quạt chính giúp AW139M có thể đạt tốc độ bay cao nhất trong mọi tình huống. Nó có thể hoạt động ở độ cao lên đến 6.096m.
Đứng thứ 5 là NH90 – trực thăng quân sự tầm trung, đa năng được chế tạo để đáp ứng yêu cầu của các thành viên trong khối quân sự NATO. Với tốc độ bay khá ấn tượng lên tới 300km/h khiến nó trở thành một trong những trực thăng quân sự nhanh nhất thế giới.
Máy bay trực thăng NH90 được sản xuất bởi Hãng NHIndustries, Tactical Transport Helicopter (TTH) và Naval Frigate Helicopter (NFH). Nó chủ yếu được sử dụng bởi lực lượng vũ trang của các nước như Đức, Pháp, Italy và Hà Lan. Những chiếc NH90s đầu tiên đã được bàn giao cho quân đội Đức vào năm 2006.
NH90 sử dụng động cơ tuốc bin trục RTM322-01/9 hoặc General Electric T700/T6E1 2000kW trang bị hệ thống điều khiển điện tử (FADEC). Các động cơ có hiệu suất hoạt động khá cao cho phép trực thăng để đạt được một độ cao tối đa là 6.000m.