Trực thăng tấn công AH-1 Cobra được xem như là trực thăng chuyên chiến đấu đầu tiên của Quân đội Mỹ. Nó đã trên tuyến đầu trong suốt hàng chục năm trước khi bị thay thế bởi trực thăng tấn công hạng nặng AH-64 Apache nổi tiếng. Tuy nhiên, có một điều mà ít người biết đó là AH-1 Cobra được Bell Helicopter phát triển sử dụng hàng loạt thành phần chính như động cơ, bộ truyền động, cánh quạt, càng, một phần thân của trực thăng đa năng UH-1 huyền thoại.AH-1 ra đời trong bối cảnh lực lượng trực thăng Mỹ vất vả trong cuộc chiến với quân giải phòng miền Nam Việt Nam. Trực thăng UH-1 tuy cơ động cao, hỏa lực tương đối mạnh nhưng dễ bị tổn thương trước hỏa lực tầm thấp của bộ đội quân giải phóng miền Nam. Chính vì vậy, điều này đã thúc đẩy Bell Helicopter phát triển trực thăng chiến đấu theo yêu cầu của Quân đội Mỹ. Tháng 1/1965, Bell đã đầu tư 1 triệu USD nghiên cứu thiết kế mới và cho ra đời kiểu Bell 209 (trong ảnh) với hệ thống cánh quạt, động cơ của UH-1.Mẫu trực thăng chiến đấu Bell 209 đã nhận được cái gật đầu của giới chức Quân đội Mỹ. Tới tháng 6/1967, mẫu sản xuất loạt AH-1G đầu tiên được bàn giao cho Quân đội Mỹ sử dụng, và tất nhiên là ở chiến trường Việt Nam.Trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam, trực thăng tấn công AH-1 Cobra đã gây những thiệt hại đang kể cho bộ đội ta. Chúng được đánh giá là rất hiệu quả trong chi viện hỏa lực tầm thấp, tấn công mục tiêu kiên cố. Tất nhiên, loại trực thăng này cũng nếm mùi đau đớn trước hỏa lực của quân giải phóng miền Nam, Quân đội Mỹ thừa nhận trong giai đoạn từ 1967-1973, 300 chiếc AH-1 đã bị quân giải phóng miền Nam bắn hạ và một phần gặp tai nạn.Dẫu vậy, trực thăng tấn công AH-1 Cobra vẫn được tin dùng trong suốt nhiều năm sau đó trong Quân đội Mỹ và nhiều quốc gia đồng minh khác. Bell Helicopter đã phát triển hơn 10 biến thể AH-1 nhưng cơ bản thì có 4 thế hệ chính nhất chia làm 2 dòng. Đầu tiên là dòng một động cơ AH-1G và AH-1F. Trong đó, so với AH-1G, AH-1F nhỏ hơn một chút, tốc độ giảm xuống, hỏa lực mạnh hơn, nâng cấp buồng lái, trang bị thêm khí tài trinh sát mặt đất.Dòng thứ 2 là loại 2 động cơ gồm AH-1J SeaCobra và AH-1W SuperCobra chủ yếu trang bị cho Không quân Thủy quân Lục chiến Mỹ.Dù có khá nhiều biến thể nhưng cơ bản thì các trực thăng AH-1 Cobra có hình dạng giống hệt nhau. Buồng lái được kết cấu 2 chỗ ngồi bố trí trước – sau – đã trở thành tiêu chuẩn trực thăng tấn công thế giới sau này.Về động cơ, thế hệ AH-1G, AH-1F chủ yếu dùng chung động cơ tuốc bin trục T53 với UH-1. Trong khi, AH-1J dùng 2 động cơ Pratt & Whitney T400-CP-400 và AH-1W dùng 2 General Electric T700-401. Cơ bản chúng đều cho thế hệ AH-1 đạt tốc độ tối đa hơn 300-350km/h, tầm bay 500-600km.Về khả năng mang vác vũ khí, tất cả các các thế hệ đều có 2 cánh nhỏ với 4 giá treo cho phép mang các loại rocket, tên lửa để tấn công mục tiêu mặt đất.Ở đầu mũi máy bay AH-1 đều được trang bị súng - pháo tốc độ cao có thể quay đổi hướng. Riêng AH-1G dùng 2 súng máy 6 nòng cỡ 7,62mm hoặc súng phóng lựu 40mm, còn các đời còn lại chủ yếu dùng pháo 3 nòng M197 20mm.Về vũ khí hạng nặng, thế hệ đầu AH-1G chỉ mang được rocket 70mm cùng pod súng máy, trong khi các thế hệ sau đã có thể mang tên lửa chống tăng hạng nặng TOW (tối đa 4-8 quả) hoặc tên lửa chống tăng hiện đại Hellfire (AH-1W, AH-1Z).Thậm chí, dòng 2 động cơ AH-1J và AH-1W đã có khả năng mang được tên lửa không đối không tầm nhiệt AIM-9 Sidewinder cho khả năng hạ máy bay địch.Hiện nay, trực thăng tấn công AH-1 đã bị loại khỏi biên chế Không quân Lục quân Mỹ và thay bằng AH-64 Apache. Trong khi đó, Thủy quân Lục chiến Mỹ vẫn duy trì số lượng tương đối trực thăng tấn công AH-1Z Viper - có thể coi là biến thể cao cấp nhất dòng AH-1 với những thay đổi đáng kể ở hệ thống điện tử, hệ thống truyền động.Trong ảnh, buồng lái số hóa hoàn toàn của AH-1Z Viper trang bị cho Thủy quân Lục chiến Mỹ.Phi công lái AH-1Z được trang bị mũ bảo hiểm tích hợp hệ thống hiển thị mục tiêu trên kính mũ.Trực thăng AH-1Z sử dụng cánh quạt 4 lá, cánh đuôi 4 lá tương tự mẫu UH-1Y Venom - biến thể cao cấp nhất dòng UH-1. Trong khi về hỏa lực, AH-1Z có tới 6 giá treo cho phép mang 2 tên lửa không đối không AIM-9 và tối đa 16 tên lửa chống tăng Hellfire.
Trực thăng tấn công AH-1 Cobra được xem như là trực thăng chuyên chiến đấu đầu tiên của Quân đội Mỹ. Nó đã trên tuyến đầu trong suốt hàng chục năm trước khi bị thay thế bởi trực thăng tấn công hạng nặng AH-64 Apache nổi tiếng. Tuy nhiên, có một điều mà ít người biết đó là AH-1 Cobra được Bell Helicopter phát triển sử dụng hàng loạt thành phần chính như động cơ, bộ truyền động, cánh quạt, càng, một phần thân của trực thăng đa năng UH-1 huyền thoại.
AH-1 ra đời trong bối cảnh lực lượng trực thăng Mỹ vất vả trong cuộc chiến với quân giải phòng miền Nam Việt Nam. Trực thăng UH-1 tuy cơ động cao, hỏa lực tương đối mạnh nhưng dễ bị tổn thương trước hỏa lực tầm thấp của bộ đội quân giải phóng miền Nam. Chính vì vậy, điều này đã thúc đẩy Bell Helicopter phát triển trực thăng chiến đấu theo yêu cầu của Quân đội Mỹ. Tháng 1/1965, Bell đã đầu tư 1 triệu USD nghiên cứu thiết kế mới và cho ra đời kiểu Bell 209 (trong ảnh) với hệ thống cánh quạt, động cơ của UH-1.
Mẫu trực thăng chiến đấu Bell 209 đã nhận được cái gật đầu của giới chức Quân đội Mỹ. Tới tháng 6/1967, mẫu sản xuất loạt AH-1G đầu tiên được bàn giao cho Quân đội Mỹ sử dụng, và tất nhiên là ở chiến trường Việt Nam.
Trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam, trực thăng tấn công AH-1 Cobra đã gây những thiệt hại đang kể cho bộ đội ta. Chúng được đánh giá là rất hiệu quả trong chi viện hỏa lực tầm thấp, tấn công mục tiêu kiên cố. Tất nhiên, loại trực thăng này cũng nếm mùi đau đớn trước hỏa lực của quân giải phóng miền Nam, Quân đội Mỹ thừa nhận trong giai đoạn từ 1967-1973, 300 chiếc AH-1 đã bị quân giải phóng miền Nam bắn hạ và một phần gặp tai nạn.
Dẫu vậy, trực thăng tấn công AH-1 Cobra vẫn được tin dùng trong suốt nhiều năm sau đó trong Quân đội Mỹ và nhiều quốc gia đồng minh khác. Bell Helicopter đã phát triển hơn 10 biến thể AH-1 nhưng cơ bản thì có 4 thế hệ chính nhất chia làm 2 dòng. Đầu tiên là dòng một động cơ AH-1G và AH-1F. Trong đó, so với AH-1G, AH-1F nhỏ hơn một chút, tốc độ giảm xuống, hỏa lực mạnh hơn, nâng cấp buồng lái, trang bị thêm khí tài trinh sát mặt đất.
Dòng thứ 2 là loại 2 động cơ gồm AH-1J SeaCobra và AH-1W SuperCobra chủ yếu trang bị cho Không quân Thủy quân Lục chiến Mỹ.
Dù có khá nhiều biến thể nhưng cơ bản thì các trực thăng AH-1 Cobra có hình dạng giống hệt nhau. Buồng lái được kết cấu 2 chỗ ngồi bố trí trước – sau – đã trở thành tiêu chuẩn trực thăng tấn công thế giới sau này.
Về động cơ, thế hệ AH-1G, AH-1F chủ yếu dùng chung động cơ tuốc bin trục T53 với UH-1. Trong khi, AH-1J dùng 2 động cơ Pratt & Whitney T400-CP-400 và AH-1W dùng 2 General Electric T700-401. Cơ bản chúng đều cho thế hệ AH-1 đạt tốc độ tối đa hơn 300-350km/h, tầm bay 500-600km.
Về khả năng mang vác vũ khí, tất cả các các thế hệ đều có 2 cánh nhỏ với 4 giá treo cho phép mang các loại rocket, tên lửa để tấn công mục tiêu mặt đất.
Ở đầu mũi máy bay AH-1 đều được trang bị súng - pháo tốc độ cao có thể quay đổi hướng. Riêng AH-1G dùng 2 súng máy 6 nòng cỡ 7,62mm hoặc súng phóng lựu 40mm, còn các đời còn lại chủ yếu dùng pháo 3 nòng M197 20mm.
Về vũ khí hạng nặng, thế hệ đầu AH-1G chỉ mang được rocket 70mm cùng pod súng máy, trong khi các thế hệ sau đã có thể mang tên lửa chống tăng hạng nặng TOW (tối đa 4-8 quả) hoặc tên lửa chống tăng hiện đại Hellfire (AH-1W, AH-1Z).
Thậm chí, dòng 2 động cơ AH-1J và AH-1W đã có khả năng mang được tên lửa không đối không tầm nhiệt AIM-9 Sidewinder cho khả năng hạ máy bay địch.
Hiện nay, trực thăng tấn công AH-1 đã bị loại khỏi biên chế Không quân Lục quân Mỹ và thay bằng AH-64 Apache. Trong khi đó, Thủy quân Lục chiến Mỹ vẫn duy trì số lượng tương đối trực thăng tấn công AH-1Z Viper - có thể coi là biến thể cao cấp nhất dòng AH-1 với những thay đổi đáng kể ở hệ thống điện tử, hệ thống truyền động.
Trong ảnh, buồng lái số hóa hoàn toàn của AH-1Z Viper trang bị cho Thủy quân Lục chiến Mỹ.
Phi công lái AH-1Z được trang bị mũ bảo hiểm tích hợp hệ thống hiển thị mục tiêu trên kính mũ.
Trực thăng AH-1Z sử dụng cánh quạt 4 lá, cánh đuôi 4 lá tương tự mẫu UH-1Y Venom - biến thể cao cấp nhất dòng UH-1. Trong khi về hỏa lực, AH-1Z có tới 6 giá treo cho phép mang 2 tên lửa không đối không AIM-9 và tối đa 16 tên lửa chống tăng Hellfire.