Kerch là tên của chiếc tàu chiến lớn thứ 2 trong biên chế Hạm đội Biển Đen, Hải quân Nga. Đây là chiếc duy nhất còn hoạt động của lớp tàu săn ngầm Project 1134B Berkut B (NATO định danh là lớp Kara). Tuy có lượng giãn nước gần 9.000 tấn và được NATO coi là lớp tàu tuần dương, nhưng người Nga chỉ gọi nó là “tàu tác chiến chống ngầm cỡ lớn”.Kerch là chiếc thứ 3 trong 6 tàu chống ngầm Kara được chế tạo, nó được khởi đóng ngày 30/4/1971, hạ thủy ngày 21/7/1972 và chính thức biên chế cho Hạm đội Biển Đen vào ngày 26/12/1974.Mặc dù các tàu anh em đều phải chịu phận thảm sau khi Liên Xô sụp đổ nhưng Kerch thì vẫn hoạt động bền bỉ từ năm 1974 cho tới tận ngày nay trong biên chế Hạm đội Biển Đen.Đại chiến hạm chống ngầm Kerch có lượng giãn nước toàn tải 8.900 tấn, dài 173,4m, rộng 18,5m, mớn nước 5,4m, thủy thủ đoàn 425 người. Với nhiệm vụ là tác chiến chống tàu ngầm Mỹ, phương Tây, Kerch được trang bị vũ khí săn ngầm cực mạnh với tên lửa, ngư lôi, bom.Theo đó, vũ khí chống ngầm chủ lực của Kerch là tổ hợp tên lửa Metel (NATO định danh SS-N-14 Silex) có thể đánh chìm tàu mặt nước và tàu ngầm. Metel được trang bị nhiều loại đạn tên lửa có thể mang "đầu đạn" ngư lôi hoặc đầu đạn hạt nhân diệt tàu ngầm địch cách xa 10-50km, xuyên sâu xuống mặt nước 20-500m. Ngoài Metel, Kerch còn được trang bị 10 ống phóng ngư lôi 533mm, 2 bệ phóng bom chống ngầm RBU-6000 và 2 bệ phóng bom RBU-1000.Khả năng tự phòng vệ chống các cuộc tiến công đường không của tàu cũng tương đối mạnh mẽ với tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung M-11 Shtorm (NATO định danh là SA-N-3 Goblet). Trên tàu có 2 bệ phóng tên lửa M-11 Shtorm cùng 80 đạn dự trữ, tầm tấn công mục tiêu 3-45km, độ cao 100-25.000m.Bên cạnh đó, tàu còn có tổ hợp phòng không tầm thấp Osa-M (NATO định danh là SA-N-4 Gecko) với 40 đạn dự trữ, có thể tấn công mục tiêu ở cự ly xa đến 15km, độ cao 12km. Trong ảnh là bệ phóng tên lửa Osa-M trên tàu chiến Liên Xô.Ở đuôi tàu có nhà chứa và sân đỗ cho một trực thăng chống ngầm Ka-25 hoặc Ka-28.Đại chiến hạm chống ngầm Kerch được trang bị 4 động cơ tuốc bin GTG-12,5A công suất 1.250kW/chiếc và 1 động cơ tuốc bin GTG-6M công suất 600kW/chiếc cho tốc độ 32 hải lý/h, tầm hoạt động 9.000 dặm.
Kerch là tên của chiếc tàu chiến lớn thứ 2 trong biên chế Hạm đội Biển Đen, Hải quân Nga. Đây là chiếc duy nhất còn hoạt động của lớp tàu săn ngầm Project 1134B Berkut B (NATO định danh là lớp Kara). Tuy có lượng giãn nước gần 9.000 tấn và được NATO coi là lớp tàu tuần dương, nhưng người Nga chỉ gọi nó là “tàu tác chiến chống ngầm cỡ lớn”.
Kerch là chiếc thứ 3 trong 6 tàu chống ngầm Kara được chế tạo, nó được khởi đóng ngày 30/4/1971, hạ thủy ngày 21/7/1972 và chính thức biên chế cho Hạm đội Biển Đen vào ngày 26/12/1974.
Mặc dù các tàu anh em đều phải chịu phận thảm sau khi Liên Xô sụp đổ nhưng Kerch thì vẫn hoạt động bền bỉ từ năm 1974 cho tới tận ngày nay trong biên chế Hạm đội Biển Đen.
Đại chiến hạm chống ngầm Kerch có lượng giãn nước toàn tải 8.900 tấn, dài 173,4m, rộng 18,5m, mớn nước 5,4m, thủy thủ đoàn 425 người. Với nhiệm vụ là tác chiến chống tàu ngầm Mỹ, phương Tây, Kerch được trang bị vũ khí săn ngầm cực mạnh với tên lửa, ngư lôi, bom.
Theo đó, vũ khí chống ngầm chủ lực của Kerch là tổ hợp tên lửa Metel (NATO định danh SS-N-14 Silex) có thể đánh chìm tàu mặt nước và tàu ngầm. Metel được trang bị nhiều loại đạn tên lửa có thể mang "đầu đạn" ngư lôi hoặc đầu đạn hạt nhân diệt tàu ngầm địch cách xa 10-50km, xuyên sâu xuống mặt nước 20-500m. Ngoài Metel, Kerch còn được trang bị 10 ống phóng ngư lôi 533mm, 2 bệ phóng bom chống ngầm RBU-6000 và 2 bệ phóng bom RBU-1000.
Khả năng tự phòng vệ chống các cuộc tiến công đường không của tàu cũng tương đối mạnh mẽ với tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung M-11 Shtorm (NATO định danh là SA-N-3 Goblet). Trên tàu có 2 bệ phóng tên lửa M-11 Shtorm cùng 80 đạn dự trữ, tầm tấn công mục tiêu 3-45km, độ cao 100-25.000m.
Bên cạnh đó, tàu còn có tổ hợp phòng không tầm thấp Osa-M (NATO định danh là SA-N-4 Gecko) với 40 đạn dự trữ, có thể tấn công mục tiêu ở cự ly xa đến 15km, độ cao 12km. Trong ảnh là bệ phóng tên lửa Osa-M trên tàu chiến Liên Xô.
Ở đuôi tàu có nhà chứa và sân đỗ cho một trực thăng chống ngầm Ka-25 hoặc Ka-28.
Đại chiến hạm chống ngầm Kerch được trang bị 4 động cơ tuốc bin GTG-12,5A công suất 1.250kW/chiếc và 1 động cơ tuốc bin GTG-6M công suất 600kW/chiếc cho tốc độ 32 hải lý/h, tầm hoạt động 9.000 dặm.