Theo trang mạng QQ, Không quân Australia đã cho những chiếc AP-3C (phiên bản máy bay săn ngầm P-3C Orion dành cho Australia) đầu tiên của nước này nghỉ hưu sau hơn 10 năm hoạt động. Chúng sẽ dần được thay thế bằng những chiếc P-8 Poseidon - dòng máy bay chống ngầm và tuần tra hàng hải hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: QQ.Được biết Australia đưa vào trang bị AP-3C vào năm 2002 sau khi chúng được nâng cấp lên từ các biến thể P-3 Orion thông thường được mua từ Mỹ. Hiện tại Không quân Australia có trong biên chế 15 chiếc AP-3C và thay thế chúng sẽ là từ 8-15 chiếc P-8. Nguồn ảnh: QQ.P-3 Orion là dòng máy bay tuần tra, trinh sát và chống ngầm trên biển được Lockheed Martin phát triển từ những năm 1960. Tuy đã qua hơn nửa thế kỷ phục vụ P-3 vẫn được đánh gia là là một trong những máy bay chống ngầm mạnh mẽ nhất thế giới với tầm bay xa, thời gian hoạt động rất dài cùng hệ thống cảm biến mạnh mẽ. Nguồn ảnh: QQ.Phiên bản P-3 hiện đại nhất của Australia là AP-3C thuộc gói nâng cấp P-3 được Lockheed Martin dành riêng cho Australia, với hệ thống radar và cảm biến mới hổ trợ tác chiến điện tử và thiết bị quang điện tử tiên tiến. Nguồn ảnh: QQ.AP-3C cũng có phi hành đoàn 11 người gồm 3 phi công, 2 sĩ quan giám sát bay hải quân, 2 kỹ thuật viên bay, 3 sĩ quan vận hành thiết bị trinh sát và một kỹ thuật viên chung. Nguồn ảnh: QQ. Máy bay săn ngầm AP-3C có tầm hoạt động có thể đạt tới 8.900km với khả năng hoạt động liên tục 12 giờ trên không. Có một điều đặc biệt là Không quân Australia từng triển khai AP-3C tới Biển Đông để giám sát các hoạt động quân sự của Trung Quốc tại đây. Nguồn ảnh: QQ.Một chiếc AP-3C tiêu chuẩn có chiều dài 35.6m, cao 10.3m với sải cánh 30.4m, trọng lượng cất cánh tối đa 63.45 tấn, nó sử dụng 4 động cơ cánh quạt T56-A-14 công suất 4.600 mã lực. Tốc độ tối đa của máy bay là 760km/h, với tầm hoạt động 4.400km khi bay tuần tiễu ở tốc độ 600km/h. Nguồn ảnh: QQ.Trong ảnh là chiếc AP-3C mới được Không quân Australia cho nghỉ hưu, phi đội AP-3C của Australia đóng quân chủ yếu tại căn cứ không quân Edinburgh phía nam Australia. Nguồn ảnh: QQ.Các biến thể P-3 Orion có khả năng mang theo nhiều loại vũ khí khác nhau với tổng khối lượng lên tới 9 tấn như tên lửa chống hạm AGM-84H/K Harpoon, AGM-84E SLAM, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick, ngư lôi MK-46, MK-50, MK-54... Với hệ thống vũ khí này, P-3 Orion không chỉ có khả năng săn lùng tàu ngầm mà còn tiêu diệt mục tiêu trên mặt nước và cả mục tiêu trên bộ. Nguồn ảnh: Aircraft InFormation.Việc Không quân Australia quyết định dần loại biên AP-3C được xem là cần thiết khi dòng máy bay chống ngầm này đang dần trở nên lỗi thời và không đáp ứng được yêu cầu tác chiến chống ngầm hiện tại. Theo kế hoạch hiện tại Australia sẽ hoàn tất việc trang bị P-8 từ nay cho đến năm 2020. Nguồn ảnh: ABC.Hiện vẫn chưa rõ số phận những chiếc máy bay AP-3C bị loại biên chế. Không loại trừ khả năng, chúng có thể được xuất khẩu tới quốc gia có nhu cầu. Mà Việt Nam là một trong số đó, chúng ta hiện vẫn cần một máy bay săn ngầm tầm xa như P-3C Orion. Nguồn ảnh: Airlines.net
Theo trang mạng QQ, Không quân Australia đã cho những chiếc AP-3C (phiên bản máy bay săn ngầm P-3C Orion dành cho Australia) đầu tiên của nước này nghỉ hưu sau hơn 10 năm hoạt động. Chúng sẽ dần được thay thế bằng những chiếc P-8 Poseidon - dòng máy bay chống ngầm và tuần tra hàng hải hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: QQ.
Được biết Australia đưa vào trang bị AP-3C vào năm 2002 sau khi chúng được nâng cấp lên từ các biến thể P-3 Orion thông thường được mua từ Mỹ. Hiện tại Không quân Australia có trong biên chế 15 chiếc AP-3C và thay thế chúng sẽ là từ 8-15 chiếc P-8. Nguồn ảnh: QQ.
P-3 Orion là dòng máy bay tuần tra, trinh sát và chống ngầm trên biển được Lockheed Martin phát triển từ những năm 1960. Tuy đã qua hơn nửa thế kỷ phục vụ P-3 vẫn được đánh gia là là một trong những máy bay chống ngầm mạnh mẽ nhất thế giới với tầm bay xa, thời gian hoạt động rất dài cùng hệ thống cảm biến mạnh mẽ. Nguồn ảnh: QQ.
Phiên bản P-3 hiện đại nhất của Australia là AP-3C thuộc gói nâng cấp P-3 được Lockheed Martin dành riêng cho Australia, với hệ thống radar và cảm biến mới hổ trợ tác chiến điện tử và thiết bị quang điện tử tiên tiến. Nguồn ảnh: QQ.
AP-3C cũng có phi hành đoàn 11 người gồm 3 phi công, 2 sĩ quan giám sát bay hải quân, 2 kỹ thuật viên bay, 3 sĩ quan vận hành thiết bị trinh sát và một kỹ thuật viên chung. Nguồn ảnh: QQ.
Máy bay săn ngầm AP-3C có tầm hoạt động có thể đạt tới 8.900km với khả năng hoạt động liên tục 12 giờ trên không. Có một điều đặc biệt là Không quân Australia từng triển khai AP-3C tới Biển Đông để giám sát các hoạt động quân sự của Trung Quốc tại đây. Nguồn ảnh: QQ.
Một chiếc AP-3C tiêu chuẩn có chiều dài 35.6m, cao 10.3m với sải cánh 30.4m, trọng lượng cất cánh tối đa 63.45 tấn, nó sử dụng 4 động cơ cánh quạt T56-A-14 công suất 4.600 mã lực. Tốc độ tối đa của máy bay là 760km/h, với tầm hoạt động 4.400km khi bay tuần tiễu ở tốc độ 600km/h. Nguồn ảnh: QQ.
Trong ảnh là chiếc AP-3C mới được Không quân Australia cho nghỉ hưu, phi đội AP-3C của Australia đóng quân chủ yếu tại căn cứ không quân Edinburgh phía nam Australia. Nguồn ảnh: QQ.
Các biến thể P-3 Orion có khả năng mang theo nhiều loại vũ khí khác nhau với tổng khối lượng lên tới 9 tấn như tên lửa chống hạm AGM-84H/K Harpoon, AGM-84E SLAM, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick, ngư lôi MK-46, MK-50, MK-54... Với hệ thống vũ khí này, P-3 Orion không chỉ có khả năng săn lùng tàu ngầm mà còn tiêu diệt mục tiêu trên mặt nước và cả mục tiêu trên bộ. Nguồn ảnh: Aircraft InFormation.
Việc Không quân Australia quyết định dần loại biên AP-3C được xem là cần thiết khi dòng máy bay chống ngầm này đang dần trở nên lỗi thời và không đáp ứng được yêu cầu tác chiến chống ngầm hiện tại. Theo kế hoạch hiện tại Australia sẽ hoàn tất việc trang bị P-8 từ nay cho đến năm 2020. Nguồn ảnh: ABC.
Hiện vẫn chưa rõ số phận những chiếc máy bay AP-3C bị loại biên chế. Không loại trừ khả năng, chúng có thể được xuất khẩu tới quốc gia có nhu cầu. Mà Việt Nam là một trong số đó, chúng ta hiện vẫn cần một máy bay săn ngầm tầm xa như P-3C Orion. Nguồn ảnh: Airlines.net