Theo thông tin ban đầu, cuộc thử phóng tên lửa Astra do Ấn Độ chế tạo được thực hiện vào ngày 4/5/2014 từ một chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKI. Trong ảnh là tên lửa đối không tầm xa Astra khởi động động cơ lao khỏi bệ phóng chiếc Su-30MKI.
Cuộc thử được đánh giá là thành công, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chương trình phát triển tên lửa không đối không tầm xa của Ấn Độ. Trong ảnh là tên lửa rời bệ phóng trên cánh Su-30MKI chụp từ góc khác.
Astra là tên lửa không đối không tầm xa do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) thiết kế, chế thử. Dự định, Astra sẽ trang bị cho các tiêm kích chủ lực Ấn Độ như Su-30MKI, HAL Tejas, Mirage 2000, MiG-29, FGFA (tương lai).
Chương trình phát triển Astra đã thực hiện từ những năm 2000, cho tới nay đã hơn 10 năm nhưng vẫn chưa có dấu hiệu Quân đội Ấn Độ đồng ý biên chế Astra. Trong ảnh là cuộc phóng thử Astra từ bệ phóng mặt đất.
Theo thông tin từ DRDO, Astra dài 3,57m, đường kính thân 0,178m, nặng 154kg (lắp đầu nổ phá mảnh 15kg), tầm bắn 80-110km, tốc độ tối đa Mach 4 (khoảng 4.780km/h), dùng đầu tự dẫn chủ động.
Theo một số chuyên gia, Astra có hiệu suất chiến đấu tương đương tên lửa không đối không nổi tiếng của Nga, R-77 (NATO định danh là AA-12) và Super 530D của Pháp.
Theo thông tin ban đầu, cuộc thử phóng tên lửa Astra do Ấn Độ chế tạo được thực hiện vào ngày 4/5/2014 từ một chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKI. Trong ảnh là tên lửa đối không tầm xa Astra khởi động động cơ lao khỏi bệ phóng chiếc Su-30MKI.
Cuộc thử được đánh giá là thành công, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chương trình phát triển tên lửa không đối không tầm xa của Ấn Độ. Trong ảnh là tên lửa rời bệ phóng trên cánh Su-30MKI chụp từ góc khác.
Astra là tên lửa không đối không tầm xa do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) thiết kế, chế thử. Dự định, Astra sẽ trang bị cho các tiêm kích chủ lực Ấn Độ như Su-30MKI, HAL Tejas, Mirage 2000, MiG-29, FGFA (tương lai).
Chương trình phát triển Astra đã thực hiện từ những năm 2000, cho tới nay đã hơn 10 năm nhưng vẫn chưa có dấu hiệu Quân đội Ấn Độ đồng ý biên chế Astra. Trong ảnh là cuộc phóng thử Astra từ bệ phóng mặt đất.
Theo thông tin từ DRDO, Astra dài 3,57m, đường kính thân 0,178m, nặng 154kg (lắp đầu nổ phá mảnh 15kg), tầm bắn 80-110km, tốc độ tối đa Mach 4 (khoảng 4.780km/h), dùng đầu tự dẫn chủ động.
Theo một số chuyên gia, Astra có hiệu suất chiến đấu tương đương tên lửa không đối không nổi tiếng của Nga, R-77 (NATO định danh là AA-12) và Super 530D của Pháp.