Trong các loại tên lửa vác vai trên thế giới thì Igla-S (NATO định danh là SA-24) là hệ thống phòng không mạnh bậc nhất thế giới. Nó được thiết kế để có thể bắn hạ máy bay, trực thăng, UAV ở độ cao thấp ngay cả trong điều kiện bị kẻ địch gây nhiễu bằng pháo sáng, mồi bẫy nhiệt.
Igla-S hầu như không thể phát hiện bởi các công nghệ do thám và có độ chính xác rất cao, đạt tầm bắn 6km, độ cao 10m-3.500m. Nhiều chuyên gia tin rằng nó đã vượt qua mọi hệ thống phòng không vác vai hiện tại. Năng lực tác chiến của Igla-S đã được chứng minh trong nhiều cuộc xung đột trên thế giới.
Hệ thống phòng không/chống tên lửa đạn đạo S-300VM Antey 2500 (NATO định danh SA-23) được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn – tầm trung (tầm phóng tới 2.500km), tên lửa hành trình và tên lửa phóng từ không gian, máy bay chiến thuật, chiến lược… Trong vai trò đánh chặn tên lửa đạn đạo, S-300VM Antey 2500 tiêu diệt đồng thời 16 mục tiêu, cự ly tối đa 40km, độ cao 30km.
Đài radar điều khiển hỏa lực (dẫn đường tên lửa) 9S32 có tầm hoạt động 140-150km, theo dõi cùng lúc 12 mục tiêu, khóa đồng thời 6 mục tiêu.
Hệ thống S-300VM Antey 2500 trang bị 2 kiểu tên lửa 9M38M (trong ảnh) và 9M82M cùng được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn – trung ở phạm vi 40km, độ cao 25km, tốc độ bay Mach 10. Trong đó, đạn 9M82M có thể diệt mục tiêu máy bay ở tầm 200km.
Hệ thống phòng không “độc đáo” kết hợp pháo – tên lửa Pantsir-S1 được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu dân sự - quân sự (bao gồm cả bảo vệ các hệ thống phòng không tầm xa) đối phó lại các cuộc tập kích đường không chống lại máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình, bom có điều khiển.
Pantsir-S1 tấn công tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 2m – 15km và độ cao tối đa tới 15km bằng 2 pháo tự động 30mm và 12 tên lửa 57E6. Hệ thống được trang bị các loại radar bám bắt mục tiêu, điều khiển hỏa lực có khả năng kháng nhiễu mạnh, bám bắt nhiều mục tiêu cùng lúc, dẫn đường cho nhiều tên lửa cùng tấn công đồng thời.
S-400 (NATO định danh là SA-21 Growler) là bản nâng cấp lớn từ hệ thống S-300 huyền thoại được thiết kế cho nhiệm vụ đánh chặn mọi mục tiêu trên không, gồm cả tên lửa đạn đạo.
Hệ thống S-400 có tầm trinh sát đến 600km, phạm vi tấn công mục tiêu khí động học đạt từ 2-400km, độ cao diệt mục tiêu đạt 10m đến 27km. Trong tác chiến chống tên lửa đạn đạo, S-400 có thể bắn hạ mục tiêu ở tầm xa 5-60km.
S-500 không phải là phiên bản cải tiến của hệ thống S-400 hiện nay của Nga, mà nó là một loại hệ thống hoàn toàn mới và đang trong quá trình phát triển. Theo một số nguồn tin, tầm bắn S-500 có thể đạt tới 600km và độ cao đánh chặn đạt tới 400km. Nó có thể phát hiện và tấn công đồng thời 10 mục tiêu đạn đạo bay với tốc độ 5km/s.
Trong các loại tên lửa vác vai trên thế giới thì Igla-S (NATO định danh là SA-24) là hệ thống phòng không mạnh bậc nhất thế giới. Nó được thiết kế để có thể bắn hạ máy bay, trực thăng, UAV ở độ cao thấp ngay cả trong điều kiện bị kẻ địch gây nhiễu bằng pháo sáng, mồi bẫy nhiệt.
Igla-S hầu như không thể phát hiện bởi các công nghệ do thám và có độ chính xác rất cao, đạt tầm bắn 6km, độ cao 10m-3.500m. Nhiều chuyên gia tin rằng nó đã vượt qua mọi hệ thống phòng không vác vai hiện tại. Năng lực tác chiến của Igla-S đã được chứng minh trong nhiều cuộc xung đột trên thế giới.
Hệ thống phòng không/chống tên lửa đạn đạo S-300VM Antey 2500 (NATO định danh SA-23) được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn – tầm trung (tầm phóng tới 2.500km), tên lửa hành trình và tên lửa phóng từ không gian, máy bay chiến thuật, chiến lược… Trong vai trò đánh chặn tên lửa đạn đạo, S-300VM Antey 2500 tiêu diệt đồng thời 16 mục tiêu, cự ly tối đa 40km, độ cao 30km.
Đài radar điều khiển hỏa lực (dẫn đường tên lửa) 9S32 có tầm hoạt động 140-150km, theo dõi cùng lúc 12 mục tiêu, khóa đồng thời 6 mục tiêu.
Hệ thống S-300VM Antey 2500 trang bị 2 kiểu tên lửa 9M38M (trong ảnh) và 9M82M cùng được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn – trung ở phạm vi 40km, độ cao 25km, tốc độ bay Mach 10. Trong đó, đạn 9M82M có thể diệt mục tiêu máy bay ở tầm 200km.
Hệ thống phòng không “độc đáo” kết hợp pháo – tên lửa Pantsir-S1 được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu dân sự - quân sự (bao gồm cả bảo vệ các hệ thống phòng không tầm xa) đối phó lại các cuộc tập kích đường không chống lại máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình, bom có điều khiển.
Pantsir-S1 tấn công tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 2m – 15km và độ cao tối đa tới 15km bằng 2 pháo tự động 30mm và 12 tên lửa 57E6. Hệ thống được trang bị các loại radar bám bắt mục tiêu, điều khiển hỏa lực có khả năng kháng nhiễu mạnh, bám bắt nhiều mục tiêu cùng lúc, dẫn đường cho nhiều tên lửa cùng tấn công đồng thời.
S-400 (NATO định danh là SA-21 Growler) là bản nâng cấp lớn từ hệ thống S-300 huyền thoại được thiết kế cho nhiệm vụ đánh chặn mọi mục tiêu trên không, gồm cả tên lửa đạn đạo.
Hệ thống S-400 có tầm trinh sát đến 600km, phạm vi tấn công mục tiêu khí động học đạt từ 2-400km, độ cao diệt mục tiêu đạt 10m đến 27km. Trong tác chiến chống tên lửa đạn đạo, S-400 có thể bắn hạ mục tiêu ở tầm xa 5-60km.
S-500 không phải là phiên bản cải tiến của hệ thống S-400 hiện nay của Nga, mà nó là một loại hệ thống hoàn toàn mới và đang trong quá trình phát triển. Theo một số nguồn tin, tầm bắn S-500 có thể đạt tới 600km và độ cao đánh chặn đạt tới 400km. Nó có thể phát hiện và tấn công đồng thời 10 mục tiêu đạn đạo bay với tốc độ 5km/s.