Ra đời đã lâu nhưng F/A-18E/F Super Hornet vẫn được xem là một trong 5 chiến đấu cơ Mỹ đáng gờm nhất thế giới bởi các khả năng tác chiến tuyệt vời của nó. Đây có thể được xem là thế hệ hai của dòng tiêm kích hạm F/A-18 Hornet do Mỹ phát triển từ những năm 1970-1980. So với thế hệ cũ, F/A-18E/F được cải tiến mạnh về khung thân, động cơ và hệ thống điện tử hàng không đem lại khả năng tác chiến vượt trội. Nó gần như là mẫu tiêm kích hạm trên tàu sân bay tuyệt vời nhất thế giới hiện nay, vượt xa về nhiều mặt so với mẫu Su-33, MiG-29K hay J-15.Chiếc tiêm kích hạm được trang bị hệ thống radar mạng pha chủ động AN/APG-79 đem lại nhiều ưu thế trong tác chiến đối không, đối đất, hệ thống chiến tranh điện tử hiện đại, bán kính tác chiến đạt tới hơn 1.000km hoặc xa hơn nữa với máy bay tiếp dầu, khả năng mang vác vũ khí lên tới hơn 8 tấn.Chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor của công ty Lockheed Martin là một bước tiến quan trọng của công nghệ quốc phòng Mỹ. Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ quốc gia nào thực sự đưa vào sử dụng tiêm kích tàng hình có sức mạnh như Rapter (Su T-50 hay J-20 của Nga – Trung Quốc vẫn đang ở mức độ thử nghiệm).F-22 Raptor sở hữu tính năng đáng mơ ước, ví dụ như khả năng tàng hình hoàn hảo trước hệ thống radar của đối phương; trang bị động cơ có bộ điều chỉnh hướng phụt; có thể bay tốc độ hành trình siêu âm không cần đốt nhiên liệu lần 2; hệ thống radar mạng pha APG-77 có tầm hoạt động đến 400km; kho vũ khí đa dạng nhiều hàng khủng chứa trong thân máy bay. Hiện nay, Mỹ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu tích hợp thêm nhiều vũ khí mới cho F-22.Dẫu cho chịu nhiều điều tiếng trong quá trình phát triển nhưng không thể phủ nhận việc F-35 là một trong những chiến đấu cơ Mỹ nguy hiểm nhất hiện nay. Đây là loại tiêm kích tàng hình đa năng được Lockheed Martin phát triển cho Mỹ và các nước đồng minh. So với F-22, F-35 sử dụng kĩ thuật tàng hình bền bỉ, bảo trì ít tốn kém hơn, chi phí duy trì vòng đời thấp trong khi sở hữu tính năng công nghệ không hề thua kém.Đáng lưu ý, chiến đấu cơ tàng hình F-35 được phát triển với nhiều công nghệ động cơ khác nhau phù hợp cho hoạt động trên tàu sân bay, tàu đổ bộ trực thăng. Máy bay đạt tốc độ Mach 1,6, bán kính tác chiến hơn 1.100km, mang được đa dạng nhiều loại vũ khí do Mỹ và các nước khác sản xuất. Đối với tác chiến không đối không, F-35 trang bị một loạt vũ khí, như tên lửa không đối không tầm trung hiện đại AIM-120 và pháo GAU-22/A 25mm. Khi tấn công mục tiêu mặt đất và trên biển, F-35 có thể mang bom dẫn đường laser Paveway IV và bom đường kính nhỏ. Điểm khác với máy bay F-22 là F-35 có thể mang bom hạt nhân B61.Dù là máy bay không người lái nhưng khả năng và chiến tích của MQ-9 Reaper đưa nó trở thành chiến đấu cơ Mỹ đáng sợ hàng đầu thế giới. MQ-9 do hãng General Atomics phát triển từ mẫu MQ-1 Predator với động cơ mạnh hơn, nâng cấp tải trọng, hệ thống vũ khí đa dạng. MQ-9 đã được Mỹ sử dụng rộng rãi trong các cuộc truy lùng thủ lĩnh tổ chức khủng bố al-Queda, IS.Máy bay không người lái MQ-9 có tầm bay tới 1.852km, thời gian hoạt động liên tục 14 tiếng, trần bay 15,2km, trang bị các hệ thống radar - cảm biến trinh sát cực kỳ hiện đại và kho vũ khí mạnh khủng gồm: tên lửa chống tăng Hellfire; bom dẫn đường laser GBU-12; bom thông minh JDAM và thậm chí là cả tên lửa không đối không StingerĐương nhiên, danh sách chiến đấu cơ Không quân Mỹ nguy hiểm nhất không thể thiếu “pháo đài bay” B-2 Spirit – loại máy bay ném bom chiến lược tối tân nhất thế giới hiện nay. Với khả năng tàng hình hoàn hảo nhờ hình dạng đặc biệt, lớp sơn bên ngoài, B-2 hoàn toàn có thể đột kích xuyên phá hệ thống phòng không tinh vi nhất.Máy bay B-2 trong điều kiện không tiếp nhiên liệu trên không, thì tầm hoạt động của nó có thể hơn 11.000km và có thể bay với tốc độ cận âm. Tải trọng tối đa của máy bay ném bom Spirit có thể đạt 18.000 kg vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí thông thường.
Ra đời đã lâu nhưng F/A-18E/F Super Hornet vẫn được xem là một trong 5 chiến đấu cơ Mỹ đáng gờm nhất thế giới bởi các khả năng tác chiến tuyệt vời của nó. Đây có thể được xem là thế hệ hai của dòng tiêm kích hạm F/A-18 Hornet do Mỹ phát triển từ những năm 1970-1980. So với thế hệ cũ, F/A-18E/F được cải tiến mạnh về khung thân, động cơ và hệ thống điện tử hàng không đem lại khả năng tác chiến vượt trội. Nó gần như là mẫu tiêm kích hạm trên tàu sân bay tuyệt vời nhất thế giới hiện nay, vượt xa về nhiều mặt so với mẫu Su-33, MiG-29K hay J-15.
Chiếc tiêm kích hạm được trang bị hệ thống radar mạng pha chủ động AN/APG-79 đem lại nhiều ưu thế trong tác chiến đối không, đối đất, hệ thống chiến tranh điện tử hiện đại, bán kính tác chiến đạt tới hơn 1.000km hoặc xa hơn nữa với máy bay tiếp dầu, khả năng mang vác vũ khí lên tới hơn 8 tấn.
Chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor của công ty Lockheed Martin là một bước tiến quan trọng của công nghệ quốc phòng Mỹ. Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ quốc gia nào thực sự đưa vào sử dụng tiêm kích tàng hình có sức mạnh như Rapter (Su T-50 hay J-20 của Nga – Trung Quốc vẫn đang ở mức độ thử nghiệm).
F-22 Raptor sở hữu tính năng đáng mơ ước, ví dụ như khả năng tàng hình hoàn hảo trước hệ thống radar của đối phương; trang bị động cơ có bộ điều chỉnh hướng phụt; có thể bay tốc độ hành trình siêu âm không cần đốt nhiên liệu lần 2; hệ thống radar mạng pha APG-77 có tầm hoạt động đến 400km; kho vũ khí đa dạng nhiều hàng khủng chứa trong thân máy bay. Hiện nay, Mỹ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu tích hợp thêm nhiều vũ khí mới cho F-22.
Dẫu cho chịu nhiều điều tiếng trong quá trình phát triển nhưng không thể phủ nhận việc F-35 là một trong những chiến đấu cơ Mỹ nguy hiểm nhất hiện nay. Đây là loại tiêm kích tàng hình đa năng được Lockheed Martin phát triển cho Mỹ và các nước đồng minh. So với F-22, F-35 sử dụng kĩ thuật tàng hình bền bỉ, bảo trì ít tốn kém hơn, chi phí duy trì vòng đời thấp trong khi sở hữu tính năng công nghệ không hề thua kém.
Đáng lưu ý, chiến đấu cơ tàng hình F-35 được phát triển với nhiều công nghệ động cơ khác nhau phù hợp cho hoạt động trên tàu sân bay, tàu đổ bộ trực thăng. Máy bay đạt tốc độ Mach 1,6, bán kính tác chiến hơn 1.100km, mang được đa dạng nhiều loại vũ khí do Mỹ và các nước khác sản xuất. Đối với tác chiến không đối không, F-35 trang bị một loạt vũ khí, như tên lửa không đối không tầm trung hiện đại AIM-120 và pháo GAU-22/A 25mm. Khi tấn công mục tiêu mặt đất và trên biển, F-35 có thể mang bom dẫn đường laser Paveway IV và bom đường kính nhỏ. Điểm khác với máy bay F-22 là F-35 có thể mang bom hạt nhân B61.
Dù là máy bay không người lái nhưng khả năng và chiến tích của MQ-9 Reaper đưa nó trở thành chiến đấu cơ Mỹ đáng sợ hàng đầu thế giới. MQ-9 do hãng General Atomics phát triển từ mẫu MQ-1 Predator với động cơ mạnh hơn, nâng cấp tải trọng, hệ thống vũ khí đa dạng. MQ-9 đã được Mỹ sử dụng rộng rãi trong các cuộc truy lùng thủ lĩnh tổ chức khủng bố al-Queda, IS.
Máy bay không người lái MQ-9 có tầm bay tới 1.852km, thời gian hoạt động liên tục 14 tiếng, trần bay 15,2km, trang bị các hệ thống radar - cảm biến trinh sát cực kỳ hiện đại và kho vũ khí mạnh khủng gồm: tên lửa chống tăng Hellfire; bom dẫn đường laser GBU-12; bom thông minh JDAM và thậm chí là cả tên lửa không đối không Stinger
Đương nhiên, danh sách chiến đấu cơ Không quân Mỹ nguy hiểm nhất không thể thiếu “pháo đài bay” B-2 Spirit – loại máy bay ném bom chiến lược tối tân nhất thế giới hiện nay. Với khả năng tàng hình hoàn hảo nhờ hình dạng đặc biệt, lớp sơn bên ngoài, B-2 hoàn toàn có thể đột kích xuyên phá hệ thống phòng không tinh vi nhất.
Máy bay B-2 trong điều kiện không tiếp nhiên liệu trên không, thì tầm hoạt động của nó có thể hơn 11.000km và có thể bay với tốc độ cận âm. Tải trọng tối đa của máy bay ném bom Spirit có thể đạt 18.000 kg vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí thông thường.