Vị trí thứ 6 trong top 10 vận tải cơ đại bự thuộc về Y-20 của Trung Quốc, được phát triển bởi công ty Công nghiệp Máy bay Tây An. Đây được coi là mẫu máy bay vận tải chiến lược nội địa lớn nhất từng được Trung Quốc chế tạo. Máy bay có trọng lượng cất cánh tối đa 220 tấn và tải trọng khoảng 66 tấn.
Dự án Y-20 được công bố vào năm 2006 và mẫu thử đầu tiên của thực hiện chuyến bay đầu tiên trong tháng 1/2013. Dự kiến Y-20 sẽ đi vào phục vụ vào năm 2017.
Máy bay vận tải Y-20 được thiết kế để vận chuyển hay bốc dỡ hàng ở phần đuôi sau máy bay. Nó được trang bị 4 động cơ phản lực do Nga cung cấp D-30KP-2 cho tốc độ 918km/h, tầm bay 4.500km với tải trọng lớn nhất.
Đứng vị trí thứ 7 là Ilyushin Il-76 (NATO định danh là Candid) được phát triển bởi Tổ hợp hàng không Ilyushin (Nga), có trọng lượng cất cánh tối đa 210 tấn và tải trọng 42-60 tấn (tùy từng biến thể). Il-76 chủ yếu hoạt động của các lực lượng không quân Nga, Ấn Độ và Ukraine.
Mẫu thử Ilyushin Il-76 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 3/1971 và đi vào phục vụ trong lực lượng Không quân Liên Xô vào tháng 6/1974. Các phiên bản vận tải quân sự khác của Il-76 bao gồm Il-76MD, Il-76MD-90, Il-476 và Il-76MF.
Il-76 được trang bị động cơ D-30KP-2 hoặc PS-90-76 (mẫu nâng cấp mới nhất) cho tốc độ tối đa 900km/h, tầm bay 4.300km với tải trọng lớn nhất.
Đứng vị trí thứ 8 là A400M được chế tạo bởi hãng Airbus Military, là một trong những máy bay vận tải quân sự động cơ cánh quạt tiên tiến nhất trên thế giới. A400M có trọng lượng cất cánh tối đa 141 tấn, tải trọng 37 tấn.
Chuyến bay đầu tiên của A400M được thực hiện vào tháng 12/2009 và được chuyển giao (chiếc đầu tiên) cho Không quân Pháp vào tháng 8/2013. A400M được thiết kế cho các nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa có trọng lượng lớn cho đến vận chuyển binh lính cho các hoạt động tác chiến trên không, kể cả nhiệm vụ tiếp nhiên liệu trên không hay tìm kiếm cứu nạn.
A400M được trang bị 4 động cơ cánh quạt TP400-D6 được thiết kế theo tiêu chuẩn Châu Âu. Phạm vi hoạt động hiệu quả của A400M là 8.700km và tốc độ bay tối đa là 555km/h.
XC-2 (trước đây là CX) là một mẫu máy bay vận tải quân sự thế hệ mới được phát triển bởi Tập đoàn công nghiệp nặng Kawasaki Nhật bản. XC-2 được phát triển và chế tạo để đáp ứng nhu cầu vận tải trên không cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JASDF).
XC-2 là mẫu máy bay vận tải chiến thuật hiện đại được thiết kế để thay thế cho các mẫu máy bay Kawasaki C-1 và C-130 Hercules đã lỗi thời mà JASDF đang sử dụng. XC-2 có trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 141 tấn, tải trọng khoảng 37 tấn.
Các chuyến bay đầu tiên của XC-2 đã được thực hiện thành công tại một căn cứ không quân của JASDF trong tháng 1/2010. Dự kiến, JASDF sẽ mua khoảng 40 chiếc XC-2, đơn giá mỗi chiếc khoảng 120 triệu USD.
XC-2 được trang bị 2 động cơ phản lực GE CF6-80C2K1F cho tốc độ 890km/h và phạm vi hoạt động hiệu quả là 10.000 km.
An-70 là dòng máy bay thế hệ mới có khả năng cất và hạ cánh ở đường băng ngắn được phát triển bởi Tổ hợp hàng không Antonov Ukraine. Máy bay có trọng lượng cất cánh tối đa 130 tấn, tải trọng khoảng 40 tấn hàng hóa và nó còn có thể cất và hạ cánh ở những sân bay không có đường băng trải nhựa.
Các chuyến bay đầu tiên của An-70 được thực hiện vào tháng 12/1994. Tuy nhiên, tới tận thời điểm này An-70 vẫn chưa đi vào phục vụ do một số vấn đề kỹ thuật, tài chính. Dự kiến, Nga và Ukraine sẽ mua số lượng rất nhỏ An-70.
An-70 trang bị 4 động cơ cánh quạt D-27 với kiểu cánh quạt quay ngược chiều nhau cho tốc độ tối đa 780km/h, tầm bay 6.600km với tải trọng tối đa.
Vị trí thứ 6 trong top 10 vận tải cơ đại bự thuộc về Y-20 của Trung Quốc, được phát triển bởi công ty Công nghiệp Máy bay Tây An. Đây được coi là mẫu máy bay vận tải chiến lược nội địa lớn nhất từng được Trung Quốc chế tạo. Máy bay có trọng lượng cất cánh tối đa 220 tấn và tải trọng khoảng 66 tấn.
Dự án Y-20 được công bố vào năm 2006 và mẫu thử đầu tiên của thực hiện chuyến bay đầu tiên trong tháng 1/2013. Dự kiến Y-20 sẽ đi vào phục vụ vào năm 2017.
Máy bay vận tải Y-20 được thiết kế để vận chuyển hay bốc dỡ hàng ở phần đuôi sau máy bay. Nó được trang bị 4 động cơ phản lực do Nga cung cấp D-30KP-2 cho tốc độ 918km/h, tầm bay 4.500km với tải trọng lớn nhất.
Đứng vị trí thứ 7 là Ilyushin Il-76 (NATO định danh là Candid) được phát triển bởi Tổ hợp hàng không Ilyushin (Nga), có trọng lượng cất cánh tối đa 210 tấn và tải trọng 42-60 tấn (tùy từng biến thể). Il-76 chủ yếu hoạt động của các lực lượng không quân Nga, Ấn Độ và Ukraine.
Mẫu thử Ilyushin Il-76 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 3/1971 và đi vào phục vụ trong lực lượng Không quân Liên Xô vào tháng 6/1974. Các phiên bản vận tải quân sự khác của Il-76 bao gồm Il-76MD, Il-76MD-90, Il-476 và Il-76MF.
Il-76 được trang bị động cơ D-30KP-2 hoặc PS-90-76 (mẫu nâng cấp mới nhất) cho tốc độ tối đa 900km/h, tầm bay 4.300km với tải trọng lớn nhất.
Đứng vị trí thứ 8 là A400M được chế tạo bởi hãng Airbus Military, là một trong những máy bay vận tải quân sự động cơ cánh quạt tiên tiến nhất trên thế giới. A400M có trọng lượng cất cánh tối đa 141 tấn, tải trọng 37 tấn.
Chuyến bay đầu tiên của A400M được thực hiện vào tháng 12/2009 và được chuyển giao (chiếc đầu tiên) cho Không quân Pháp vào tháng 8/2013. A400M được thiết kế cho các nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa có trọng lượng lớn cho đến vận chuyển binh lính cho các hoạt động tác chiến trên không, kể cả nhiệm vụ tiếp nhiên liệu trên không hay tìm kiếm cứu nạn.
A400M được trang bị 4 động cơ cánh quạt TP400-D6 được thiết kế theo tiêu chuẩn Châu Âu. Phạm vi hoạt động hiệu quả của A400M là 8.700km và tốc độ bay tối đa là 555km/h.
XC-2 (trước đây là CX) là một mẫu máy bay vận tải quân sự thế hệ mới được phát triển bởi Tập đoàn công nghiệp nặng Kawasaki Nhật bản. XC-2 được phát triển và chế tạo để đáp ứng nhu cầu vận tải trên không cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JASDF).
XC-2 là mẫu máy bay vận tải chiến thuật hiện đại được thiết kế để thay thế cho các mẫu máy bay Kawasaki C-1 và C-130 Hercules đã lỗi thời mà JASDF đang sử dụng. XC-2 có trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 141 tấn, tải trọng khoảng 37 tấn.
Các chuyến bay đầu tiên của XC-2 đã được thực hiện thành công tại một căn cứ không quân của JASDF trong tháng 1/2010. Dự kiến, JASDF sẽ mua khoảng 40 chiếc XC-2, đơn giá mỗi chiếc khoảng 120 triệu USD.
XC-2 được trang bị 2 động cơ phản lực GE CF6-80C2K1F cho tốc độ 890km/h và phạm vi hoạt động hiệu quả là 10.000 km.
An-70 là dòng máy bay thế hệ mới có khả năng cất và hạ cánh ở đường băng ngắn được phát triển bởi Tổ hợp hàng không Antonov Ukraine. Máy bay có trọng lượng cất cánh tối đa 130 tấn, tải trọng khoảng 40 tấn hàng hóa và nó còn có thể cất và hạ cánh ở những sân bay không có đường băng trải nhựa.
Các chuyến bay đầu tiên của An-70 được thực hiện vào tháng 12/1994. Tuy nhiên, tới tận thời điểm này An-70 vẫn chưa đi vào phục vụ do một số vấn đề kỹ thuật, tài chính. Dự kiến, Nga và Ukraine sẽ mua số lượng rất nhỏ An-70.
An-70 trang bị 4 động cơ cánh quạt D-27 với kiểu cánh quạt quay ngược chiều nhau cho tốc độ tối đa 780km/h, tầm bay 6.600km với tải trọng tối đa.