Đứng vị trí số 1 là An-124 Ruslan (NATO định danh Condor), được phát triển và chế tạo bởi hãng Antonov. Với trọng lượng cất cánh tới 390 tấn, tải trọng 150 tấn, đây được xem là mẫu máy bay vận tải quân sự lớn nhất thế giới hiện nay. Trong ảnh là An-124 (màu trắng, ngoài cùng) lớn hơn cả “pháo đài bay” Tu-95 Nga và B-52 Mỹ.
Chuyến bay đầu tiên của An-124 Ruslan được tiến hành vào tháng 12/1982. AN-124 có khoang chứa hàng hóa lớn hơn 20% nếu so với “siêu ngựa thồ” C-5 Galaxy của Mỹ. Với khả năng có thể mở được cả phần đầu và phần đuôi của AN-124 giúp nó vận chuyển hay tháo dỡ hàng hóa một cách nhanh chóng.
Được trang bị 4 động cơ phản lực Ivchenko Progress D-18T sinh ra lực đẩy lớn hơn 229.85kN cho mỗi động cơ, An-124 đạt tốc độ 800-850km/h, tầm bay 7.500km. Bộ phận hạ cánh được trang bị nhiều bánh lốp của An-124 giúp đảm bảo nó có thể hạ hay cất cánh trên mọi loại đường băng trải nhựa.
Vị trí thứ 2 thuộc về mẫu C-5M SuperGalaxy được sản xuất bởi Hãng Lockheed Martin, là máy bay vận tải quân sự lớn nhất được sử dụng bởi và có thể cất cánh với trọng lượng tối đa 381 tấn, có thể mang theo 129 tấn hàng hóa. C-5M có thể chở đến 6 xe bọc thép chống mìn (MRAP) hoặc 5 trực thăng Không quân Mỹ (USAF).
Biến thể C-5M được phát triển dựa trên nền tảng mẫu C-5 Galaxy đi vào phục vụ từ năm 1970. C-5M có chiều dài 75,5m và chiều cao 19,8m. Với việc trang bị 2 cửa ở đầu mũi và đuôi cho phép C-5M có thể vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa nhanh chóng giống như An-124.
Được trang bị 4 động cơ phản lực CF-80C2 cho phép C-5M Super Galaxy có thể bay với tốc độ hành trình bình thường là 932km/h, hoạt động trong phạm vi 4.400km.
Đứng vị trí thứ 3 là C-17 Globemaster III - một mẫu máy bay vận tải chiến lược thế hệ mới của Không quân Mỹ được chế tạo bởi hãng McDonnell Douglas (nay là Boeing). Nó có khả năng vận chuyển hàng hóa có trọng lượng hay có kích thước lớn, ngoại cỡ. C-17 có thể hoạt động bất kể ngày đêm ở mọi địa hình sân bay khác nhau. Nó có trọng lượng cất cánh tối đa là 265 tấn và và có thể mang theo gần 75 tấn hàng hóa.
Chiếc C-17 đầu tiên được giới thiệu cho Không quân Mỹ vào tháng 1/1995. Hiện nay Boeing đã xuất khẩu hơn 259 máy bay C-17 cho 36 khách hàng trên thế giới. Nó còn tham gia khá nhiều cuộc chiến của Quân đội Mỹ và lực lượng đồng minh.
Máy bay C-17 được trang bị bốn động cơ phản lực Pratt & Whitney PW2040 sinh ra lực đẩy 180kN/động cơ, có tốc độ hành trình đạt 830km/h. Phạm vi hoạt động tối đa là 4.482km, có thể tăng thêm nếu được tiếp nhiên liệu trên không.
Vị trí thứ 4 thuộc về máy bay vận tải/tiếp nhiên liệu trên không A330 MRTT, được phát triển trên cơ sở máy bay thương mại dân dụng A330. Những chiếc MRTT có trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 233 tấn giúp nó phù hợp với nhiệm vụ vận chuyển chuyên dụng, nó có thể mang theo số lượng hàng hóa hay nhiêu liệu lên tới 45 tấn.
Các chuyến bay đầu tiên của máy bay A330 MRTT được thực hiện vào tháng 6/2007, và hiện tại đã có 17 chiếc đang hoạt động trong 4 lực lượng không quân trên thế giới.
Được trang bị 2 động cơ phản lực General Electric CF6-80E1A3 hoặc loại Rolls-Royce Trent 772B hoặc Pratt & Whitney PW 4168A cho phép A330 MRTT đạt tốc độ tối đa 880km/h và phạm vi hoạt động hiệu quả là 14.800km.
Đứng vị trí thứ 5 là máy bay vận tải hạng nặng An-22 Antei được phát triển bởi Antonov hiện được sử dụng nhiều nhất trong lực lượng Không quân Nga. Máy bay có trọng lượng cất cánh tối đa 225 tấn và tải trọng tới 60 tấn.
AN-22 thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình tại sân bay Svyatoshin vào tháng 2/1965. Tổng cộng có 66 chiếc AN-22 được chế tạo, bao gồm cả phiên bản nâng cấp AN-22A, được giới thiệu vào tháng 5/1976.
AN-22 được trang bị 4 động cơ cánh quạt phản lực Kuznetsov NK-12MA với bốn cánh quạt xoay ngược chiều nhau cho tốc độ bay tối đa 740km/h và có khả năng hoạt động trong phạm vi 5.250km.
Đứng vị trí số 1 là An-124 Ruslan (NATO định danh Condor), được phát triển và chế tạo bởi hãng Antonov. Với trọng lượng cất cánh tới 390 tấn, tải trọng 150 tấn, đây được xem là mẫu máy bay vận tải quân sự lớn nhất thế giới hiện nay. Trong ảnh là An-124 (màu trắng, ngoài cùng) lớn hơn cả “pháo đài bay” Tu-95 Nga và B-52 Mỹ.
Chuyến bay đầu tiên của An-124 Ruslan được tiến hành vào tháng 12/1982. AN-124 có khoang chứa hàng hóa lớn hơn 20% nếu so với “siêu ngựa thồ” C-5 Galaxy của Mỹ. Với khả năng có thể mở được cả phần đầu và phần đuôi của AN-124 giúp nó vận chuyển hay tháo dỡ hàng hóa một cách nhanh chóng.
Được trang bị 4 động cơ phản lực Ivchenko Progress D-18T sinh ra lực đẩy lớn hơn 229.85kN cho mỗi động cơ, An-124 đạt tốc độ 800-850km/h, tầm bay 7.500km. Bộ phận hạ cánh được trang bị nhiều bánh lốp của An-124 giúp đảm bảo nó có thể hạ hay cất cánh trên mọi loại đường băng trải nhựa.
Vị trí thứ 2 thuộc về mẫu C-5M SuperGalaxy được sản xuất bởi Hãng Lockheed Martin, là máy bay vận tải quân sự lớn nhất được sử dụng bởi và có thể cất cánh với trọng lượng tối đa 381 tấn, có thể mang theo 129 tấn hàng hóa. C-5M có thể chở đến 6 xe bọc thép chống mìn (MRAP) hoặc 5 trực thăng Không quân Mỹ (USAF).
Biến thể C-5M được phát triển dựa trên nền tảng mẫu C-5 Galaxy đi vào phục vụ từ năm 1970. C-5M có chiều dài 75,5m và chiều cao 19,8m. Với việc trang bị 2 cửa ở đầu mũi và đuôi cho phép C-5M có thể vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa nhanh chóng giống như An-124.
Được trang bị 4 động cơ phản lực CF-80C2 cho phép C-5M Super Galaxy có thể bay với tốc độ hành trình bình thường là 932km/h, hoạt động trong phạm vi 4.400km.
Đứng vị trí thứ 3 là C-17 Globemaster III - một mẫu máy bay vận tải chiến lược thế hệ mới của Không quân Mỹ được chế tạo bởi hãng McDonnell Douglas (nay là Boeing). Nó có khả năng vận chuyển hàng hóa có trọng lượng hay có kích thước lớn, ngoại cỡ. C-17 có thể hoạt động bất kể ngày đêm ở mọi địa hình sân bay khác nhau. Nó có trọng lượng cất cánh tối đa là 265 tấn và và có thể mang theo gần 75 tấn hàng hóa.
Chiếc C-17 đầu tiên được giới thiệu cho Không quân Mỹ vào tháng 1/1995. Hiện nay Boeing đã xuất khẩu hơn 259 máy bay C-17 cho 36 khách hàng trên thế giới. Nó còn tham gia khá nhiều cuộc chiến của Quân đội Mỹ và lực lượng đồng minh.
Máy bay C-17 được trang bị bốn động cơ phản lực Pratt & Whitney PW2040 sinh ra lực đẩy 180kN/động cơ, có tốc độ hành trình đạt 830km/h. Phạm vi hoạt động tối đa là 4.482km, có thể tăng thêm nếu được tiếp nhiên liệu trên không.
Vị trí thứ 4 thuộc về máy bay vận tải/tiếp nhiên liệu trên không A330 MRTT, được phát triển trên cơ sở máy bay thương mại dân dụng A330. Những chiếc MRTT có trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 233 tấn giúp nó phù hợp với nhiệm vụ vận chuyển chuyên dụng, nó có thể mang theo số lượng hàng hóa hay nhiêu liệu lên tới 45 tấn.
Các chuyến bay đầu tiên của máy bay A330 MRTT được thực hiện vào tháng 6/2007, và hiện tại đã có 17 chiếc đang hoạt động trong 4 lực lượng không quân trên thế giới.
Được trang bị 2 động cơ phản lực General Electric CF6-80E1A3 hoặc loại Rolls-Royce Trent 772B hoặc Pratt & Whitney PW 4168A cho phép A330 MRTT đạt tốc độ tối đa 880km/h và phạm vi hoạt động hiệu quả là 14.800km.
Đứng vị trí thứ 5 là máy bay vận tải hạng nặng An-22 Antei được phát triển bởi Antonov hiện được sử dụng nhiều nhất trong lực lượng Không quân Nga. Máy bay có trọng lượng cất cánh tối đa 225 tấn và tải trọng tới 60 tấn.
AN-22 thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình tại sân bay Svyatoshin vào tháng 2/1965. Tổng cộng có 66 chiếc AN-22 được chế tạo, bao gồm cả phiên bản nâng cấp AN-22A, được giới thiệu vào tháng 5/1976.
AN-22 được trang bị 4 động cơ cánh quạt phản lực Kuznetsov NK-12MA với bốn cánh quạt xoay ngược chiều nhau cho tốc độ bay tối đa 740km/h và có khả năng hoạt động trong phạm vi 5.250km.