Trong các hợp đồng bán vũ khí cho Việt Nam nói riêng và tất cả các nước khác nói chung, sau khi hoàn tất việc thử nghiệm vũ khí, phía Nga sẽ có trách nhiệm vận chuyển tới quốc gia đặt mua. Trường hợp hợp đồng mua Su-30MK2 của Việt Nam cũng vậy, sau khi hoàn tất thử nghiệm phía Nga sẽ dùng máy bay vận tải chở những chiếc Sukhoi tới Việt Nam. Để đưa những kiện hàng cỡ lớn nặng tới vài chục tấn như vậy, phía Nga sẽ dùng máy bay vận tải quân sự lớn thứ 2 thế giới, đồng thời là lớn nhất nước này Antonov An-124 Ruslan. Trong ảnh là chiếc Su-30MK2 của Việt Nam đang được chuyển từ trong khoang hàng của chiếc An-124 sau khi hạ cánh xuống sân bay. An-124 Ruslan là máy bay vận tải chiến lược, siêu nặng do Cục thiết kế Antonov phát triển và được nhà máy Aviastar-SP sản xuất. Máy bay được đưa vào sử dụng năm 1986, phục vụ cho mục đích quân sự và dân sự.An-124 Ruslan được coi là máy bay vận tải lớn thứ 2 thế giới (lớn nhất là chiếc An-225) đang hoạt động trên thế giới. Máy bay có kích cỡ “khủng” với chiều dài 68,96m, sải cánh 73,3m, cao 20,78m, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 405 tấn. An-124 Ruslan có tải trọng chở hàng tới 150 tấn với các cửa khoang hàng được mở từ phía mũi và phía đuôi. Khoang hàng hóa của An-124 có chiều dài 36m, rộng 6,4m và cao 4,4m. Kích thước này lớn hơn 20% so với khoang hàng của máy bay vận tải hạng nặng C-5 Galaxy của Mỹ. Trong ảnh là cửa đuôi khoang hàng máy bay với cầu thang và 2 cánh cửa lớn. Với khả năng mang tải cực lớn, An-124 Ruslan được nhiều nước trên thế giới (gồm cả Mỹ và phương Tây) “nhờ vả” giúp chuyển kiện hàng cỡ lớn. Trong ảnh là tàu ngầm cứu hộ lặn sâu của Hải quân Mỹ đang được đưa vào khoang hàng chiếc An-124. Phần thân máy bay chở khách Airbus A380 được đưa vào khoang hàng An-124.Chiếc Su-30MK của Không quân Indonesia được vận chuyển bằng An-124. Buồng lái có phần “giản dị” của máy bay vận tải lớn thứ 2 thế giới. Với kích cỡ “khủng”, trọng lượng lớn nên An-124 được trang bị bộ bánh đáp đồ sộ. Để nâng khối kim loại nặng tới 405 tấn, An-124 trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực rất khỏe Ivechenko Progress D-18T. Động cơ D-18T cho phép máy bay đạt tốc độ tới 865km/h, tầm bay 5.400km, trần bay 12.000km. Việc điều khiển chiếc máy bay khổng lồ này chỉ cần phi hành đoàn 4-6 người (gồm 2 phi công, hoa tiêu, 2 kỹ sư hàng không, phụ trách thông tin liên lạc). Những chiếc Su-30MK2 khi được vận chuyển đều được tháo bộ phận cánh, động cơ. Sau khi đưa tới Việt Nam, chúng được phía Sukhoi lắp ráp, kiểm tra và bay thử nghiệm.Tiêm kích đa năng Su-30MK2 tung cánh trên bầu trời Việt Nam.
Trong các hợp đồng bán vũ khí cho Việt Nam nói riêng và tất cả các nước khác nói chung, sau khi hoàn tất việc thử nghiệm vũ khí, phía Nga sẽ có trách nhiệm vận chuyển tới quốc gia đặt mua. Trường hợp hợp đồng mua Su-30MK2 của Việt Nam cũng vậy, sau khi hoàn tất thử nghiệm phía Nga sẽ dùng máy bay vận tải chở những chiếc Sukhoi tới Việt Nam.
Để đưa những kiện hàng cỡ lớn nặng tới vài chục tấn như vậy, phía Nga sẽ dùng máy bay vận tải quân sự lớn thứ 2 thế giới, đồng thời là lớn nhất nước này Antonov An-124 Ruslan. Trong ảnh là chiếc Su-30MK2 của Việt Nam đang được chuyển từ trong khoang hàng của chiếc An-124 sau khi hạ cánh xuống sân bay.
An-124 Ruslan là máy bay vận tải chiến lược, siêu nặng do Cục thiết kế Antonov phát triển và được nhà máy Aviastar-SP sản xuất. Máy bay được đưa vào sử dụng năm 1986, phục vụ cho mục đích quân sự và dân sự.
An-124 Ruslan được coi là máy bay vận tải lớn thứ 2 thế giới (lớn nhất là chiếc An-225) đang hoạt động trên thế giới. Máy bay có kích cỡ “khủng” với chiều dài 68,96m, sải cánh 73,3m, cao 20,78m, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 405 tấn.
An-124 Ruslan có tải trọng chở hàng tới 150 tấn với các cửa khoang hàng được mở từ phía mũi và phía đuôi.
Khoang hàng hóa của An-124 có chiều dài 36m, rộng 6,4m và cao 4,4m. Kích thước này lớn hơn 20% so với khoang hàng của máy bay vận tải hạng nặng C-5 Galaxy của Mỹ. Trong ảnh là cửa đuôi khoang hàng máy bay với cầu thang và 2 cánh cửa lớn.
Với khả năng mang tải cực lớn, An-124 Ruslan được nhiều nước trên thế giới (gồm cả Mỹ và phương Tây) “nhờ vả” giúp chuyển kiện hàng cỡ lớn. Trong ảnh là tàu ngầm cứu hộ lặn sâu của Hải quân Mỹ đang được đưa vào khoang hàng chiếc An-124.
Phần thân máy bay chở khách Airbus A380 được đưa vào khoang hàng An-124.
Chiếc Su-30MK của Không quân Indonesia được vận chuyển bằng An-124.
Buồng lái có phần “giản dị” của máy bay vận tải lớn thứ 2 thế giới.
Với kích cỡ “khủng”, trọng lượng lớn nên An-124 được trang bị bộ bánh đáp đồ sộ.
Để nâng khối kim loại nặng tới 405 tấn, An-124 trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực rất khỏe Ivechenko Progress D-18T.
Động cơ D-18T cho phép máy bay đạt tốc độ tới 865km/h, tầm bay 5.400km, trần bay 12.000km.
Việc điều khiển chiếc máy bay khổng lồ này chỉ cần phi hành đoàn 4-6 người (gồm 2 phi công, hoa tiêu, 2 kỹ sư hàng không, phụ trách thông tin liên lạc).
Những chiếc Su-30MK2 khi được vận chuyển đều được tháo bộ phận cánh, động cơ. Sau khi đưa tới Việt Nam, chúng được phía Sukhoi lắp ráp, kiểm tra và bay thử nghiệm.
Tiêm kích đa năng Su-30MK2 tung cánh trên bầu trời Việt Nam.