“Giai điệu tự hào” và những câu hỏi nhức nhối

Google News

(Kiến Thức) - "Bài ca không quên" được dàn dựng như một tiết mục đặc biệt trong chương trình Giai điệu tự hào số ba. Khi Cẩm Vân dừng hát, nhiều người đã khóc.

Nhắc nhớ những điều không thể quên
Với giọng ca đầy ám ảnh của Cẩm Vân, sân khấu Giai điệu tự hào với ánh sáng đỏ chủ đạo, 35 người mẹ liệt sĩ xuất hiện với những tấm di ảnh con mình trên sân khấu. Cả hội trường lặng đi khi Cẩm Vân hát đến những câu hát cuối cùng trong bài Bài ca không quên. TS Minh Thái cho rằng, đây là tiết mục truyền hình hoàn hảo về hai phương diện: nghệ thuật và xúc cảm. “Phải khen thưởng người đạo diễn gây dựng một tiết mục hoàn hảo đẹp lộng lẫy và bi thương như thế”.
Chuong trinh Giai dieu tu hao va nhung cau hoi nhuc nhoi
 Màn biểu diễn của ca sĩ Cẩm Vân với ca khúc Bài ca không quên gây xúc động mạnh với khán giả khi 30 người mẹ mang di ảnh của những liệt sĩ lên sân khấu.
Đã có quá nhiều câu hỏi được đặt ra khi tiết mục dàn dựng cho bài ca kết thúc chương trình “Bài ca không quên”. Hoa hậu Thu Thủy chia sẻ: “Tôi không cầm được nước mắt khi xem tiết mục này. Tôi có một người cậu, hi sinh trong chiến trường, đến bây giờ vẫn chưa tìm được xác”. NS Như Huy cho rằng, xem tiết mục trình diễn này, tôi tự đặt câu hỏi: “Nếu những người lính từng xông pha trận mạc còn sống, họ có thất vọng khi nhìn cuộc sống hôm nay, họ có tiếc vì đã hy sinh một phần tuổi trẻ của mình”. Câu hỏi quan trọng nhất NS Như Huy cho rằng: “Không phải là có quên hay không quên, mà tôi luôn thấy cái gì đáng quên và cái gì không nên quên”.
GS Văn Như Cương lại đặt mình trong tâm thế của những người đặt câu hỏi trong bài hát. Theo GS, chữ tôi trong “Sao tôi quên” chính là chỉ lớp người già như ông, họ chính là những người từng cầm súng chiến đấu. “Sao tôi quên” là câu nói với những người từng chiến đấu. Bài hát gợi cho ta những điều luôn luôn phải nhớ. Tuy nhiên, theo vị GS này, sự không quên nên thể hiện bằng cái gì khi hàng ngày chúng ta gặp những người lính đang ngồi trên chiếc xe ba bánh mưu sinh trên đường, có người đẻ con ra nhiễm chất độc da cam. “Vậy chúng ta phải làm thế nào? Nhà nước không làm xuể, chúng ta phải làm gì?” và ông đưa ra kết luận : “Chúng ta cần những hành động cụ thể hơn nữa”.
Chuong trinh Giai dieu tu hao va nhung cau hoi nhuc nhoi-Hinh-2
 Phần descor sân khấu tiết mục "Vết chân tròn trên cát" của NS Trần Tiến bị TS Minh Thái cho rằng không có tính mỹ thuật.
Câu hỏi về sự nhớ quên, lòng biết ơn cũng được KTS Hoàng Phương đặt ra sau khi nghe chùm ca khúc của NS Trần Tiến (Tạm biệt chim én, Vết chân tròn trên cát). Theo anh, người VN chúng ta hiện nay đang gặp vấn đề về sự biết ơn. Anh liên tưởng tới những người lính trở về sau chiến tranh đã bước vào tuổi 70, có nhiều người trong số họ hiện ngày ngày chạy xe ba gác trên đường, hoặc bán vé số dạo kiếm sống. Những hình ảnh đó cho ta thấy, những điều họ cho đi đã không được nhận lại xứng đáng, và chúng ta nợ họ. “Cái gì cháy trong tim chúng ta nếu không phải là lòng biết ơn?”, vị KTS đặt câu hỏi cho lời bà hát trong Vết chân tròn trên cát: “Cháy mãi trong ta, hát mãi trong ta ôi bài ca cuộc đời”.
Một câu hỏi khác về lòng biết ơn cũng được đặt ra khi Đồng Lan thể hiện xong ca khúc Ngày mai anh lên đường. KST Hoàng Phương làm cả khán phòng lặng đi khi anh đặt câu hỏi cho lời bài hát: “Người về vườn hoa ngát hương, hôm nay em lại đón anh về”. Hoàng Phương đặt câu hỏi cho một nghĩa trang với những tấm bia trắng không tên ở biên giới phía Bắc: “Làm sao đón các anh về được bây giờ. Chúng ta phải đón các anh ấy về một các đường hoàng. Nhưng bao giờ làm được”.
Nhà thơ Thụy Kha cũng nhắc đến một lớp người đã hi sinh cả tuổi trẻ của mình cho đất nước sau khi nghe bài hát Hoàng hôn màu lá của Thanh Tùng. “ Thanh niên xung phong đã từng sống như người lính nhưng khổ hơn người lính hơn rất nhiều. Vậy nhưng đến ngày hôm nay, xã hội đã làm được gì cho họ”.
Phát biểu này của Thụy Kha khiến một thanh niên xung phong trong chương trình đứng lên phát biểu: “Đất nước vẫn đang tiếp tục xem xét và ghi nhận công lao của chúng tôi, nhưng làm được gì thì chúng tôi vẫn đang đợi chứ không dám đòi hỏi gì!”
Chuong trinh Giai dieu tu hao va nhung cau hoi nhuc nhoi-Hinh-3
 Hoa hậu Thu Thủy chia sẻ nhiều ý kiến thẳng thắn về các ca khúc một thời.
Và những tranh luận ngày càng cởi mở
Không còn sự dè dặt ở hai số phát sóng đầu tiên, các khách mời trong số phát sóng thứ ba của Giai điệu tự hào khá hào hứng, cởi mở nhiều khi gay gắt để bảo vệ quan điểm cá nhân. Tái hiện cả bức tranh về tuổi trẻ những năm 80, hai hội đồng khách mời bình luận đã có màn tranh luận trái chiều về rất nhiều vấn đề: “còn hay không lý tưởng sống của giới trẻ”, “có nên nghĩ quá nhiều tới chiến tranh, quá khứ”.
Nếu như Nhà báo Quỳnh Hương ngao ngán về việc tuổi trẻ ngày nay không có niềm tin, lý tưởng để cống hiến, giới trẻ sống hời hợt thì ý kiến này thì nhạc sĩ Trần Tiến lại cho rằng, quá khứ là những điều đã qua, đừng nên nghĩ nhiều về quá khứ! Quá khứ không nuôi sống chúng ta, các bạn trẻ hãy tự mình quyết định niềm tin ước mơ và cách để xây dựng đất nước, nước mắt chỉ chảy xuôi chứ không bao giờ chảy ngược! Tràng pháo tay cho vị nhạc sĩ chưa kết thúc, PGS Nguyễn Thị Minh Thái đã phản bác tức thì, bà quan điểm: “Không thể quên được, chỉ nên khép lại quá khứ. Một đất nước có quá khứ bi thương thì giới trẻ cần phải được tự hào. Một đất nước chỉ có thể phát triển trên vai của những người khổng lồ…”.
Chuong trinh Giai dieu tu hao va nhung cau hoi nhuc nhoi-Hinh-4
 Tiết mục của Đồng Lan nhận được nhiều đồng cảm trong chương trình
Nghe ca khúc “Một đời người, một rừng cây”, Họa sĩ Đinh Công Đạt chia sẻ rất thẳng thắn: “Nếu như tách phần lời triết lý của ca khúc ra thì xét về phần nhạc, đây là một bản nhạc rất tệ”.
Trước đó, chùm ca khúc của nhạc sĩ Trần Tiến (Tạm biệt chim én, Vết chân tròn trên cát ) qua sự thể hiện của ca sĩ Tùng Dương cũng làm cả khán phong Giai điệu tự hào xúc động. Tuy nhiên, décor sân khấu với những đôi chân lủng lẳng và hình ảnh người thương binh già bị mất một bên chân đứng trên sân khấu đã bị TS Minh Thái cho rằng “rất mất mỹ học, nó đi ngược lại giấc mơ nhạc sĩ gửi trong bài hát”. Và theo TS Nghệ thuật học Minh Thái, đây là sự minh họa không cần thiết.
Phản biện về chia sẻ của TS Minh Thái, họa sĩ Đinh Công Đạt, người thiết kế mỹ thuật cho sân khấu ở tiết mục này cho rằng, làm mỹ thuật từ những nỗi đau có vẻ không dễ dàng gì. Bởi thế, khi bắt tay vào xắp đặt những cái đau thương, chính anh cũng cảm thấy hơi tàn nhẫn. Nhưng một khán giả trẻ lại cho rằng, bất cứ cái gì của nghệ thuật, chạm đến cảm giác trong chúng ta đều được gọi là thành công.
An Thủy

>> xem thêm

Bình luận(0)