Đông y còn gọi cảm lạnh là nhiễm phong hàn (gió lạnh), bệnh hay gặp mùa lạnh đông xuân ở những người dương hư, vệ khí kém.
(Kienthuc.net.vn) - Đông y còn gọi cảm lạnh là nhiễm phong hàn (gió lạnh), bệnh hay gặp mùa lạnh đông xuân ở những người dương hư, vệ khí kém. Khi bị cảm lạnh thường biểu hiện đau đầu nghẹt mũi xổ mũi ho, có khi phát sốt không có mồ hôi, người sợ lạnh... Phòng trị cảm lạnh chủ yếu tân ôn giải biểu, tăng sức đề kháng, có thể dùng một số món ăn, bài thuốc sau đây.
|
Cháo tía tô. |
Bài 1 (trà gừng tươi): Gừng tươi 30 - 40g thái thật mỏng cho nước sôi hãm thêm ít mật ong uống ngày vài lần. Tác dụng giải phong hàn, làm ra mồ hôi, ấm tỳ vị, tiêu đờm cầm nôn).
Bài 2 (cháo giải cảm): Gạo 100g, rau tía tô, hành hoa, gừng tươi mổi vị 20 - 30g thái nhỏ, trứng gà 1quả thêm tiêu mắm muối gia vị vừa đủ cho vào tô khi cháo chín nhừ đổ chung ăn nóng cho ra mồ hôi, sau đó đắp mền cho ra mồ hôi. Bài này không chỉ chữa trị chứng cảm lạnh còn trị các chứng cảm mạo tứ thời.
Bài 3 (thông xị thang): Hành ta 5 củ to, đạm đậu xị (đậu đen chế) 30g. Sắc uống, tác dụng giúp thông dương phát hãn, chủ trị mới cảm, đầu đau mũi ngẹt. Ngoài ra, cảm lạnh nên tăng cường ăn rau có vị cay ấm như rau kinh giới, tía tô, rau mùi, thì là, húng quế, cải cay các loại rau thơm và các món khác chế biến từ thịt cá rau củ đều cho thêm gia vị cay ấm như gừng, ớt, hành, tiêu, tỏi, nghệ tăng thêm tính ấm đều có tác dụng giải phong hàn.
- Nếu cảm lạnh có ho đờm nhiều dùng gừng tươi, vỏ quít mỗi vị 30g thái lát chưng mật ong ngậm uống. Nếu cảm lạnh xổ mũi nước mùi tàu, gừng tươi, mỗi vị 30 - 40g sắc uống sắc uống liên tục 5 - 7 ngày. Nếu cảm có đau cứng cổ gáy dùng kinh giới 200g, gừng tươi 100g giã vắt nước cốt cho uống bả đầm vào túi vải đánh dọc sau gáy cổ.
- Phong trị cảm lạnh cần lưu ý: Kiêng thức ăn hàn (lạnh) như nước đá, nước dừa, kem, cam, măng, cà, atisô, rau sống nguội lạnh và các loại thức ăn có vị chua đắng quá thuộc tính âm không nên dùng.
Lương y Minh Phúc (Trung tâm Y tế Đa khoa Việt Nga Vietsopetrov)