Thí sinh cao tuổi nhất là cụ ông Nguyễn Huy (SN 1940, Hà Nội), một thầy thuốc Đông y có 30 năm tuổi nghề. Trước đây do đi bộ đội, cùng nhiều lý do khách quan, ông mới chỉ học hết cấp 2, chưa tốt nghiệp cấp 3. "Tôi cảm thấy bây giờ được đi học như thế này rất là vinh dự. Tri thức là sức mạnh, còn ngày nào sống ở trên đời này thì cần phải chịu khó học thêm" - cụ ông 82 tuổi chia sẻ. Ông Nguyễn Minh Đức (58 tuổi, TP HCM): Đây là lần thứ 3 ông Đức tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT. Gia đình ông có 3 người con và mỗi lần có con đi thi, ông cũng sẽ đăng ký thi cùng con. Ông Đức chia sẻ: "Đã lớn tuổi, mắt lại kém mà tối nào cũng vác cặp đi học, bà xã tôi không hài lòng lắm đâu. Nhưng bản thân tôi thì muốn thể hiện cho con cái biết về tinh thần hiếu học của ba. Từ đó, các con đừng nản lòng mỗi khi gặp khó khăn trong học tập."Ông Nguyễn Quang Giáp (53 tuổi,trú H.Đắk R’lấp, Đắk Nông): Anh Giáp hiện là nhân viên của Đội quản lý học viên số 1, Trường Giáo dục và giải quyết việc làm số 1 (xã Đắk R'tih, H.Tuy Đức, Đắk Nông). Về lý do đến với kỳ thi năm nay, anh Giáp chia sẻ: “Mục đích của việc đi thi là để hoàn thiện hồ sơ phục vụ cho công việc, ngoài ra để làm gương tạo động lực cho con cháu sau này tích cực học tập hơn”. Ông Y Blun Niê (49 tuổi, người dân tộc Êđê): Đây là lần thứ hai ông đăng ký thi tốt nghiệp THPT. Ông từng dự thi lần đầu vào năm 2019, cùng 2 con gái sinh đôi nhưng lại thiếu 0,25 điểm, không đủ điểm tốt nghiệp. Trước đây, ông Y Blun học xong tiểu học rồi ở nhà làm rẫy, sau đó quyết định học tiếp và tốt nghiệp THCS. Khi lấy vợ, sinh con, ông gác lại việc học. Sau đó, ông tham gia hoạt động Đoàn, làm Bí thư Đoàn ở buôn, rồi giữ chức trưởng buôn. Lúc đó, ông đăng ký học THPT chương trình bổ túc. Ông Ksor Thuik (47 tuổi, trú xã Ia Der, huyện Ia Grai, Gia Lai): "Trước đây, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên tôi chỉ học hết lớp 11 rồi xin nghỉ, rồi ở nhà làm rẫy. Sau đó, tôi đăng ký học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Ia Grai để thi lấy bằng tốt nghiệp THPT", ông Thuik chia sẻ. Hiện tại, ông Thuik có 2 người con đều có công việc ổn định. Đặc biệt, ông cũng sắp lên chức ông ngoại nên muốn các cháu sau này tự hào vì ông nó 47 tuổi vẫn thi tốt nghiệp. Bà Rơ Lan H'Drjă (41 tuổi, giáo viên mầm non tại xã Ia Pếch, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai): Do học sư phạm hệ 9+3 trước đây nên bà Rơ Lan H'Drjă không có bằng THPT. Được gia đình và địa phương động viên, tạo điều kiện đi học nên bà đã đăng ký học bổ túc hệ THPT ở huyện mình. Bà Rơ Lan H'Drjă công tác trong ngành giáo dục đã hơn chục năm rồi. Vì muốn bổ sung bằng THPT theo quy định công tác nên chị quyết định đi học bổ túc 3 năm nay. Sư thầy Thích Quảng Phước (tên thật là Võ Văn Lâm, 40 tuổi): Thầy Phước hiện đang tu hành tại tỉnh Bình Thuận. Năm 2021, thầy đã tham dự kỳ thi tốt nghiệp tại điểm thi Trường THPT Phan Bội Châu (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận). Tuy nhiên, do thiếu 0,19 điểm nên bị trượt tốt nghiệp nên năm nay thầy quyết tâm thi lại. "Trong cuộc sống rất cần có những vốn kiến thức, hiểu biết, bản thân cảm thấy cần trau dồi nên tôi quyết tâm học tập để thi tốt nghiệp THPT"- sư thầy Thích Quảng Phước chia sẻ. Bà Biu Y (41 tuổi, công chức Văn phòng - Thống kê tại UBND xã Trà Đa, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai): Đây là lần thứ 3 bà Biu Y tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trước đó do tập trung công việc cộng thêm dịch Covid-19 không đi học nhiều nên chị chưa ôn tập kỹ nên đã thi rớt 2 lần. Với lần này, chị Biu Y quyết tâm phải lấy được bằng tốt nghiệp để bổ sung hồ sơ của mình. Chị Biu Y cho hay: "Tôi hy vọng năm nay tôi sẽ vượt qua kì thi và lấy được tấm bằng THPT để thuận lợi hơn trong công việc. Nếu kỳ này không đậu, tôi vẫn tiếp tục thi nữa".>>>Xem thêm video: Thi THPT 2022 Môn Đầu Tiên, Thí Sinh Rủ Nhau...Đoán Đề Văn (Nguồn: ANTV).
Thí sinh cao tuổi nhất là cụ ông Nguyễn Huy (SN 1940, Hà Nội), một thầy thuốc Đông y có 30 năm tuổi nghề. Trước đây do đi bộ đội, cùng nhiều lý do khách quan, ông mới chỉ học hết cấp 2, chưa tốt nghiệp cấp 3. "Tôi cảm thấy bây giờ được đi học như thế này rất là vinh dự. Tri thức là sức mạnh, còn ngày nào sống ở trên đời này thì cần phải chịu khó học thêm" - cụ ông 82 tuổi chia sẻ.
Ông Nguyễn Minh Đức (58 tuổi, TP HCM): Đây là lần thứ 3 ông Đức tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT. Gia đình ông có 3 người con và mỗi lần có con đi thi, ông cũng sẽ đăng ký thi cùng con. Ông Đức chia sẻ: "Đã lớn tuổi, mắt lại kém mà tối nào cũng vác cặp đi học, bà xã tôi không hài lòng lắm đâu. Nhưng bản thân tôi thì muốn thể hiện cho con cái biết về tinh thần hiếu học của ba. Từ đó, các con đừng nản lòng mỗi khi gặp khó khăn trong học tập."
Ông Nguyễn Quang Giáp (53 tuổi,trú H.Đắk R’lấp, Đắk Nông): Anh Giáp hiện là nhân viên của Đội quản lý học viên số 1, Trường Giáo dục và giải quyết việc làm số 1 (xã Đắk R'tih, H.Tuy Đức, Đắk Nông). Về lý do đến với kỳ thi năm nay, anh Giáp chia sẻ: “Mục đích của việc đi thi là để hoàn thiện hồ sơ phục vụ cho công việc, ngoài ra để làm gương tạo động lực cho con cháu sau này tích cực học tập hơn”.
Ông Y Blun Niê (49 tuổi, người dân tộc Êđê): Đây là lần thứ hai ông đăng ký thi tốt nghiệp THPT. Ông từng dự thi lần đầu vào năm 2019, cùng 2 con gái sinh đôi nhưng lại thiếu 0,25 điểm, không đủ điểm tốt nghiệp. Trước đây, ông Y Blun học xong tiểu học rồi ở nhà làm rẫy, sau đó quyết định học tiếp và tốt nghiệp THCS. Khi lấy vợ, sinh con, ông gác lại việc học. Sau đó, ông tham gia hoạt động Đoàn, làm Bí thư Đoàn ở buôn, rồi giữ chức trưởng buôn. Lúc đó, ông đăng ký học THPT chương trình bổ túc.
Ông Ksor Thuik (47 tuổi, trú xã Ia Der, huyện Ia Grai, Gia Lai): "Trước đây, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên tôi chỉ học hết lớp 11 rồi xin nghỉ, rồi ở nhà làm rẫy. Sau đó, tôi đăng ký học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Ia Grai để thi lấy bằng tốt nghiệp THPT", ông Thuik chia sẻ. Hiện tại, ông Thuik có 2 người con đều có công việc ổn định. Đặc biệt, ông cũng sắp lên chức ông ngoại nên muốn các cháu sau này tự hào vì ông nó 47 tuổi vẫn thi tốt nghiệp.
Bà Rơ Lan H'Drjă (41 tuổi, giáo viên mầm non tại xã Ia Pếch, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai): Do học sư phạm hệ 9+3 trước đây nên bà Rơ Lan H'Drjă không có bằng THPT. Được gia đình và địa phương động viên, tạo điều kiện đi học nên bà đã đăng ký học bổ túc hệ THPT ở huyện mình. Bà Rơ Lan H'Drjă công tác trong ngành giáo dục đã hơn chục năm rồi. Vì muốn bổ sung bằng THPT theo quy định công tác nên chị quyết định đi học bổ túc 3 năm nay.
Sư thầy Thích Quảng Phước (tên thật là Võ Văn Lâm, 40 tuổi): Thầy Phước hiện đang tu hành tại tỉnh Bình Thuận. Năm 2021, thầy đã tham dự kỳ thi tốt nghiệp tại điểm thi Trường THPT Phan Bội Châu (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận). Tuy nhiên, do thiếu 0,19 điểm nên bị trượt tốt nghiệp nên năm nay thầy quyết tâm thi lại. "Trong cuộc sống rất cần có những vốn kiến thức, hiểu biết, bản thân cảm thấy cần trau dồi nên tôi quyết tâm học tập để thi tốt nghiệp THPT"- sư thầy Thích Quảng Phước chia sẻ.
Bà Biu Y (41 tuổi, công chức Văn phòng - Thống kê tại UBND xã Trà Đa, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai): Đây là lần thứ 3 bà Biu Y tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trước đó do tập trung công việc cộng thêm dịch Covid-19 không đi học nhiều nên chị chưa ôn tập kỹ nên đã thi rớt 2 lần. Với lần này, chị Biu Y quyết tâm phải lấy được bằng tốt nghiệp để bổ sung hồ sơ của mình. Chị Biu Y cho hay: "Tôi hy vọng năm nay tôi sẽ vượt qua kì thi và lấy được tấm bằng THPT để thuận lợi hơn trong công việc. Nếu kỳ này không đậu, tôi vẫn tiếp tục thi nữa".
>>>Xem thêm video: Thi THPT 2022 Môn Đầu Tiên, Thí Sinh Rủ Nhau...Đoán Đề Văn (Nguồn: ANTV).