Theo thống kê đến hết ngày 18/8 của Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, mức điểm chuẩn dự kiến vào trường từ 21,5 điểm. Điểm trúng tuyển tạm thời ngành Kế toán cao nhất: 25,75 điểm.
Ông Mạc Văn Tạo - Phó Trưởng phòng Đào tạo, Đại học Kinh tế Quốc dân, cho biết, chỉ trong ngày 17/8, hơn 600 hồ sơ được rút ra. Ông Tạo cảnh báo, nhiều thí sinh đủ điểm đỗ nhưng không kiên trì, vội vàng rút hồ sơ nộp vào trường khác, cuối cùng có thể trượt.
Tính đến trưa 18/8, điểm của những ngành top trên của trường không có sự biến động nhiều, nhưng điểm của ngành top giữa và cuối có xu hướng thấp. Thí sinh cần lưu ý việc rút hồ sơ vào ngày áp chót dễ gặp phải những rủi ro nhất định.
Tính đến hết ngày 18/8, tại Đại học Y Hà Nội, thí sinh điểm cao nhất có số báo danh HDT022708, với 33,25 điểm.
Hai thí sinh xếp thứ hai đạt 32,25 điểm. Hiện tại, 576 thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào ngành Bác sĩ Đa khoa. Trước đó, sáng 18/8, số thí sinh nộp vào ngành này là 612. Như vậy, trong ngày, 36 thí sinh rút hồ sơ khỏi ngành đang có điểm cao nhất của Đại học Y Hà Nội.
Điểm trúng tuyển của Đại học Y Hà Nội tính đến 16 giờ ngày 18/8:
Học viện Ngân hàng cũng công bố điểm chuẩn tạm thời tính đến ngày 18/8. Thí sinh có số điểm cao nhất là Trần Văn Lâm (SBD: THV007066) dự thi khối A, đạt 28,5 điểm.
Ông Trần Mạnh Dũng- Trưởng phòng Đào tạo cho biết, thí sinh phải kiên trì, không nên hùa theo tâm lý đám đông, ào ào rút hồ sơ sẽ có nguy cơ trượt đại học.
Tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, PGS.TS Nguyễn Hữu Lập cho biết, mỗi ngày có khoảng 300 em đến rút hồ sơ, do điểm chuẩn dự kiến vào trường hiện nay tương đối cao.
Trường đã công bố danh sách thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển, danh sách 67 thí sinh bị loại tính đến ngày 17/8 (do sai sót).
Đại học Dược Hà Nội công bố danh sách thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển đến 15h ngày 18/8. Thí sinh cao điểm nhất là Nguyễn Thị Minh Chi, tổng 30,25 điểm (Toán 19; Hóa học: 10; Vật lý: 9,25). Nhà trường dự kiến điểm chuẩn trúng tuyển đại học chính quy là 26,5 điểm.
Đại học Cần thơ công bố điểm chuẩn tạm thời tính đến 11h ngày 18/8. Trong đó, ngành Luật cao nhất 24,25; thứ hai là Sư phạm Lịch sử: 23,75 điểm. PGS.TS Đỗ Văn Xê - Phó hiệu trưởng nhà trường lý giải, gọi là điểm chuẩn tạm thời bởi trong thời gian nộp hồ sơ, thí sinh có quyền chuyển đổi ngành hoặc nộp hồ sơ mới, dẫn đến tình hình điểm của thí sinh thay đổi, do đó điểm chuẩn sẽ thay đổi.
Ông Xê đưa ra lời khuyên, thí sinh có điểm cao hơn điểm chuẩn tạm thời từ 1-1,5 điểm, có thể yên tâm ở lại ngành cũ, nhưng vẫn phải theo dõi hàng ngày. Khi thí sinh thấy điểm chuẩn tạm thời tăng gần điểm của mình nên chuyển sang ngành thấp hơn để đảm bảo an toàn.
Điểm chuẩn tạm thời vào trường như sau:
Đại học Ngân hàng TP HCM công bố danh sách thí sinh đạt ngưỡng xét tuyển (đã loại ảo) tính đến ngày 18/8. Theo đó, thí sinh đạt tổng điểm xét tuyển cao nhất là Hồ Thị Ngọc Bích (SBD: TTN001116) là 26,06.
Năm nay, nhà trường xét điểm tính theo công thức:
Đại học Sư phạm TP HCM mới công bố danh sách điểm trúng tuyển tạm thời. Ngành có điểm cao nhất là Sư phạm Vật lý: 32,75 điểm (nhân đôi điểm môn Vật lý); Ngữ văn: 32,22 (nhân đôi điểm môn Ngữ văn)... Xem chi tiết tại đây.