Trong khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM có một bức tượng đồng tuổi đời một thế kỷ, thể hiện hình ảnh một người đàn ông Việt Nam với vóc dáng nhỏ nhắn, mặc áo dài khăn xếp, tay cầm cuốn sách. Đó là Trương Vĩnh Ký, nhà bác học hàng đầu của Việt Nam thời thuộc địa.Ngược dòng lịch sử, Trương Vĩnh Ký quê ở làng Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), có tên khai sinh là Trương Chánh Ký. Mồ côi cha từ nhỏ, ông được các linh mục nuôi dạy và tiếp thu nền giáo dục phương Tây rất sớm.Trải qua nhiều năm học tập tại các trường đạo ở Campuchia và Malaysia, Trương Vĩnh Ký đã được học với nhiều thầy giỏi và tiếp xúc với bạn học ở nhiều nước khác nhau. Với trí thông minh phi thường và tinh thần cần cù hiếm thấy, ông luôn là một học sinh xuất sắc toàn diện.Theo các tư liệu được lưu lại, Trương Vĩnh Ký có tài năng thiên bẩm về ngoại ngữ. Lúc mới 22 tuổi (năm 1859), ông đã có thể sử dụng thông thạo 15 ngôn ngữ phương Tây và 11 ngôn ngữ phương Đông.Với khả năng hiếm có của mình, vào năm 1860, ông khởi đầu sự nghiệp với tư cách của một phiên dịch viên. Năm 1863, ông là thành viên của phái đoàn triều đình Phan Thanh Giản sang Pháp để điều đình về ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ.Sau khi về nước, ông hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và báo chí. Năm 1866, ông làm hiệu trưởng trường đào tạo thông dịch viên ở Sài Gòn, năm 1869 làm chủ nhiệm Gia Định báo - tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.Năm 1886, ông được Toàn quyền Paul Bert - Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp, người mà ông đã kết giao thân mật từ chuyến đi Pháp - cử làm cố vấn cho vua Đồng Khánh với tư cách Hàn lâm viện thị giảng học sĩ. Ông đã tham mưu cho nhà vua làm một số điều ích quốc lợi dân.Những năm cuối đời, nhà bác học Trương Vĩnh Ký chuyên tâm dạy học và viết sách. Ông đã góp phần đào tạo cho đất nước hàng ngàn trí thức trẻ và để lại hơn 120 tác phẩm về nhiều chuyên ngành như ngôn ngữ, lịch sử, địa lý, pháp luật, kinh tế, chính trị, sinh học, văn học v.v…Trong bối cảnh nền khoa cử phong kiến vẫn còn được duy trì, những công trình của Trương Vĩnh Ký đã có tác dụng khai sáng cho thế hệ trẻ, mở mang sự hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người.Học giả Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố đã nhận xét: “Khi lướt qua danh mục những tác phẩm của Pétrus Ký, những tác phẩm này khiến người ta phải ngạc nhiên và gần như khiếp đảm bởi số lượng và tính đa dạng của chúng”. (Pétrus Ký là tên gọi dựa theo tên thánh của Trương Vĩnh Ký).Một di sản lớn mà nhà bác học Trương Vĩnh Ký để lại cho đất nước là việc bước đầu hoàn thiện và phổ biến chữ quốc ngữ. Với tầm nhìn sâu rộng, ông thấy rõ giá trị, tác dụng của chữ quốc ngữ nên nỗ lực đưa nó từ tu viện ra đời sống thông qua trường học và báo chí.Trương Vĩnh Ký đã được ghi nhận như một nhà giáo dục, một nhà văn hóa lớn của dân tộc. Hiện nay, một con đường ở quận Tân Phú, TP HCM mang tên ông. Ngoài ra, một ngôi trường ở quận 11 TP HCM và một ngôi trường ở huyện Chợ Lách, Bến Tre cũng mang tên Trương Vĩnh Ký.Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTV24.
Trong khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM có một bức tượng đồng tuổi đời một thế kỷ, thể hiện hình ảnh một người đàn ông Việt Nam với vóc dáng nhỏ nhắn, mặc áo dài khăn xếp, tay cầm cuốn sách. Đó là Trương Vĩnh Ký, nhà bác học hàng đầu của Việt Nam thời thuộc địa.
Ngược dòng lịch sử, Trương Vĩnh Ký quê ở làng Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), có tên khai sinh là Trương Chánh Ký. Mồ côi cha từ nhỏ, ông được các linh mục nuôi dạy và tiếp thu nền giáo dục phương Tây rất sớm.
Trải qua nhiều năm học tập tại các trường đạo ở Campuchia và Malaysia, Trương Vĩnh Ký đã được học với nhiều thầy giỏi và tiếp xúc với bạn học ở nhiều nước khác nhau. Với trí thông minh phi thường và tinh thần cần cù hiếm thấy, ông luôn là một học sinh xuất sắc toàn diện.
Theo các tư liệu được lưu lại, Trương Vĩnh Ký có tài năng thiên bẩm về ngoại ngữ. Lúc mới 22 tuổi (năm 1859), ông đã có thể sử dụng thông thạo 15 ngôn ngữ phương Tây và 11 ngôn ngữ phương Đông.
Với khả năng hiếm có của mình, vào năm 1860, ông khởi đầu sự nghiệp với tư cách của một phiên dịch viên. Năm 1863, ông là thành viên của phái đoàn triều đình Phan Thanh Giản sang Pháp để điều đình về ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ.
Sau khi về nước, ông hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và báo chí. Năm 1866, ông làm hiệu trưởng trường đào tạo thông dịch viên ở Sài Gòn, năm 1869 làm chủ nhiệm Gia Định báo - tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
Năm 1886, ông được Toàn quyền Paul Bert - Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp, người mà ông đã kết giao thân mật từ chuyến đi Pháp - cử làm cố vấn cho vua Đồng Khánh với tư cách Hàn lâm viện thị giảng học sĩ. Ông đã tham mưu cho nhà vua làm một số điều ích quốc lợi dân.
Những năm cuối đời, nhà bác học Trương Vĩnh Ký chuyên tâm dạy học và viết sách. Ông đã góp phần đào tạo cho đất nước hàng ngàn trí thức trẻ và để lại hơn 120 tác phẩm về nhiều chuyên ngành như ngôn ngữ, lịch sử, địa lý, pháp luật, kinh tế, chính trị, sinh học, văn học v.v…
Trong bối cảnh nền khoa cử phong kiến vẫn còn được duy trì, những công trình của Trương Vĩnh Ký đã có tác dụng khai sáng cho thế hệ trẻ, mở mang sự hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người.
Học giả Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố đã nhận xét: “Khi lướt qua danh mục những tác phẩm của Pétrus Ký, những tác phẩm này khiến người ta phải ngạc nhiên và gần như khiếp đảm bởi số lượng và tính đa dạng của chúng”. (Pétrus Ký là tên gọi dựa theo tên thánh của Trương Vĩnh Ký).
Một di sản lớn mà nhà bác học Trương Vĩnh Ký để lại cho đất nước là việc bước đầu hoàn thiện và phổ biến chữ quốc ngữ. Với tầm nhìn sâu rộng, ông thấy rõ giá trị, tác dụng của chữ quốc ngữ nên nỗ lực đưa nó từ tu viện ra đời sống thông qua trường học và báo chí.
Trương Vĩnh Ký đã được ghi nhận như một nhà giáo dục, một nhà văn hóa lớn của dân tộc. Hiện nay, một con đường ở quận Tân Phú, TP HCM mang tên ông. Ngoài ra, một ngôi trường ở quận 11 TP HCM và một ngôi trường ở huyện Chợ Lách, Bến Tre cũng mang tên Trương Vĩnh Ký.
Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTV24.