Võ thuật Công an nhân dân (CAND) là một trong những nội dung quan trọng của chương trình đào tạo học viên Học viện Cảnh sát nhân dân. Môn học này gồm 240 tiết. Học xong phần này, học viên sẽ có 160 tiết võ thuật nâng cao.Khi học nội dung này, học viên Học viện Cảnh sát phải trải qua không ít đớn đau, vất vả. Nhiều người đang luyện tập trên sàn đấu võ đã bị ngất xỉu hoặc bị thương như dập mũi, rách mí mắt, môi, sái - gãy tay chân..., phải nhờ đến đồng đội dìu lên bệnh xá của trường. Các nữ sinh Học viện Cảnh sát dù thể lực yếu hơn nhưng có cùng yêu cầu đào tạo như cánh nam sinh.Theo các học viên, cảm giác đau đớn đến nhiều nhất là thời gian bắt đầu học võ CAND. Các học viên khi ấy phải bật cóc, căng cơ, xoạc chân, chạy... với cường độ lớn. Sau mỗi buổi tập, toàn thân bị đau nhừ, nhức mỏi đến nỗi phải dùng tay nhấc chân bước lên các bậc cầu thang về phòng. Cao dán trở thành vật dụng quen thuộc của nữ sinh Cảnh sát nhân dân và mỗi tối trở về phòng, họ lại động viên, xoa bóp chân tay cho nhau.Theo Đại tá Nguyễn Đức Tầng, Trưởng bộ môn Quân sự võ thuật thể dục thể thao của Học viện Cảnh sát nhân dân, tiêu chí mỗi học viên sau khi hoàn thành môn Võ CAND, sẽ tương ứng với một tiểu giáo viên võ thuật, là tương đối nặng. "Tuy nhiên, các học viên luôn xác định rõ tầm quan trọng của nội dung này, là học tập để tích cực bảo vệ mình và chủ động tấn công tội phạm. Do đó, các em học tập rất hăng say với tiêu chí đạt chuẩn đầu ra võ thuật", đại tá Tầng nói.Bên cạnh việc học võ thuật, các học viên Học viện Cảnh sát còn phải học bắn súng. Lần đầu nghe tiếng nổ trên thao trường, nhiều nữ sinh Học viện Cảnh sát không khỏi giật mình song vẫn quyết học bắn súng thật tốt để không thua kém các bạn nam.Các học viên phải học đủ 165 tiết chính khóa, 100 tiết ngoại khóa về bắn súng, tập kỹ chiến thuật. Trong giờ học, các cảnh sát tương lai phải bắn đạn thật 100 viên với súng ngắn và 50 viên với súng AK. Để đạt điểm tốt nghiệp, học viên phải đạt tối thiểu 70 điểm/10 viên đạn. Thượng tá Nguyễn Đức Tầng (Trưởng bộ môn Quân sự võ thuật thể dục thể thao, Học viện Cảnh sát Nhân dân) đang hướng dẫn học viên lắp đạn và bắn súng ngắn.Luyện tập môn này, ngày hè trời nắng chói chang, các nữ sinh cũng như nam sinh phải phơi mình ngoài nắng hàng tiếng đồng hồ.Với môn này, các nữ học viên vẫn phải luyện tập và thi cử không khác gì nam học viên.Ngoài võ thuật, bắn súng, nữ sinh Học viện Cảnh sát còn phải học nhiều môn tưởng chỉ dành cho nam khác như đấm bốc, tập điều lệnh... Bước vào mỗi khóa học, các tân sinh viên của Học viện Cảnh sát Nhân dân phải trải qua 3 tháng huấn luyện đầu khóa. Các tân binh phải dậy từ 4h30 để chuẩn bị trang phục, gấp chăn màn đúng quy định và cùng cả khối tập thể dục lúc 5h. Suốt 7-8 tiếng sau đó, các học viên năm nhất sẽ tập thể lực, điều lệnh với cường độ cao. Có ngày các em phải đi duyệt binh và đi đều tổng cộng 3-4km, người đau ê ẩm. Trong 3 tháng này, dầu và cao dường như là vật dụng không thể thiếu của các tân binh.
Võ thuật Công an nhân dân (CAND) là một trong những nội dung quan trọng của chương trình đào tạo học viên Học viện Cảnh sát nhân dân. Môn học này gồm 240 tiết. Học xong phần này, học viên sẽ có 160 tiết võ thuật nâng cao.
Khi học nội dung này, học viên Học viện Cảnh sát phải trải qua không ít đớn đau, vất vả. Nhiều người đang luyện tập trên sàn đấu võ đã bị ngất xỉu hoặc bị thương như dập mũi, rách mí mắt, môi, sái - gãy tay chân..., phải nhờ đến đồng đội dìu lên bệnh xá của trường. Các nữ sinh Học viện Cảnh sát dù thể lực yếu hơn nhưng có cùng yêu cầu đào tạo như cánh nam sinh.
Theo các học viên, cảm giác đau đớn đến nhiều nhất là thời gian bắt đầu học võ CAND. Các học viên khi ấy phải bật cóc, căng cơ, xoạc chân, chạy... với cường độ lớn. Sau mỗi buổi tập, toàn thân bị đau nhừ, nhức mỏi đến nỗi phải dùng tay nhấc chân bước lên các bậc cầu thang về phòng. Cao dán trở thành vật dụng quen thuộc của nữ sinh Cảnh sát nhân dân và mỗi tối trở về phòng, họ lại động viên, xoa bóp chân tay cho nhau.
Theo Đại tá Nguyễn Đức Tầng, Trưởng bộ môn Quân sự võ thuật thể dục thể thao của Học viện Cảnh sát nhân dân, tiêu chí mỗi học viên sau khi hoàn thành môn Võ CAND, sẽ tương ứng với một tiểu giáo viên võ thuật, là tương đối nặng. "Tuy nhiên, các học viên luôn xác định rõ tầm quan trọng của nội dung này, là học tập để tích cực bảo vệ mình và chủ động tấn công tội phạm. Do đó, các em học tập rất hăng say với tiêu chí đạt chuẩn đầu ra võ thuật", đại tá Tầng nói.
Bên cạnh việc học võ thuật, các học viên Học viện Cảnh sát còn phải học bắn súng. Lần đầu nghe tiếng nổ trên thao trường, nhiều nữ sinh Học viện Cảnh sát không khỏi giật mình song vẫn quyết học bắn súng thật tốt để không thua kém các bạn nam.
Các học viên phải học đủ 165 tiết chính khóa, 100 tiết ngoại khóa về bắn súng, tập kỹ chiến thuật. Trong giờ học, các cảnh sát tương lai phải bắn đạn thật 100 viên với súng ngắn và 50 viên với súng AK. Để đạt điểm tốt nghiệp, học viên phải đạt tối thiểu 70 điểm/10 viên đạn.
Thượng tá Nguyễn Đức Tầng (Trưởng bộ môn Quân sự võ thuật thể dục thể thao, Học viện Cảnh sát Nhân dân) đang hướng dẫn học viên lắp đạn và bắn súng ngắn.
Luyện tập môn này, ngày hè trời nắng chói chang, các nữ sinh cũng như nam sinh phải phơi mình ngoài nắng hàng tiếng đồng hồ.
Với môn này, các nữ học viên vẫn phải luyện tập và thi cử không khác gì nam học viên.
Ngoài võ thuật, bắn súng, nữ sinh Học viện Cảnh sát còn phải học nhiều môn tưởng chỉ dành cho nam khác như đấm bốc, tập điều lệnh... Bước vào mỗi khóa học, các tân sinh viên của Học viện Cảnh sát Nhân dân phải trải qua 3 tháng huấn luyện đầu khóa. Các tân binh phải dậy từ 4h30 để chuẩn bị trang phục, gấp chăn màn đúng quy định và cùng cả khối tập thể dục lúc 5h. Suốt 7-8 tiếng sau đó, các học viên năm nhất sẽ tập thể lực, điều lệnh với cường độ cao. Có ngày các em phải đi duyệt binh và đi đều tổng cộng 3-4km, người đau ê ẩm. Trong 3 tháng này, dầu và cao dường như là vật dụng không thể thiếu của các tân binh.