Cụ thể, tại một số vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn xuất hiện rải rác ổ dịch bệnh truyền nhiễm nhỏ như: bệnh bạch hầu, ho gà, sởi, viêm não Nhật Bản... Nguyên nhân được xác định là do tại các địa phương này còn bỏ sót đối tượng trong các đợt tiêm chủng.
|
Ảnh minh họa.
|
Trước tình hình này, Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh thực hiện giám sát chủ động, xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh không để bùng phát ổ dịch, đặc biệt chú trọng các bệnh có vắcxin trong tiêm chủng mở rộng có nguy cơ bùng phát trở lại như bạch hầu, ho gà, sởi, viêm não Nhật Bản; Tăng cường truyền thông vận động người dân đưa trẻ đi tiêm vắcxin phòng bệnh đúng lịch, đủ liều.
Trong những năm qua, công tác tiêm chủng phòng bệnh đã đạt được những thành tựu quan trọng như thanh toán được bệnh bại liệt từ năm 2000, loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh từ năm 2005.
Số trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm có vắcxin phòng bệnh giảm hàng trăm đến hàng nghìn lần so với thời điểm trước khi triển khai tiêm chủng mở rộng.