Thổ Nhĩ Kỳ bị ép mua Aster-30 Pháp thay vì HQ-9 TQ

Google News

(Kiến Thức) - Trước sức ép của các nước châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ có thể phải mua tên lửa phòng không Aster-30 của Pháp thay vì HQ-9 của Trung Quốc.

Trang tin tức tổng hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho hay, doanh nghiệp sản xuất vũ khí Trung Quốc từ lâu đã là “cục cưng” trong hoạt động đấu thầu mua sắm hệ thống phòng không - phòng thủ tên lửa tầm xa T-LORAMIDS của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng sự việc xảy ra gần đây cho thấy những người đứng đầu Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu xem xét cẩn thận phương án hệ thống phòng không đất đối không tầm trung SAMP/T (trang bị tên lửa Aster-30) của Pháp.
Thổ Nhĩ Kỳ muốn sử dụng hệ thống phòng không SAMP/T  Aster-30.
Gần đây, một tờ báo địa phương của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn nguồn tin từ ban thư ký công nghiệp quốc phòng tiết lộ rằng, lãnh đạo ban này đã có cuộc hội đàm bí mật với công ty tên lửa Pháp và châu Âu. Mục đích chủ yếu là thảo luận về phương án hợp tác mà công ty châu Âu đưa ra trong đấu thầu hệ thống phòng không chống tên lửa tầm xa của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đó, trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới Nga đã từng chỉ ra, tháng 9/2013 công ty Trung Quốc đã giành thắng lợi trong đấu thầu mua sắm hệ thống phòng không chống tên lửa tầm xa T-LORAMIDS của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Khi đó các công ty tham gia tranh thầu chủ yếu là Lockheed Martin và Raytheon của Mỹ, tổng công ty xuất nhập khẩu máy móc chính xác Trung Quốc (CPMIEC), công ty xuất khẩu quốc phòng Nga và tập đoàn tên lửa châu Âu Pháp và Italy.
Tuy nhiên, trước sức ép dữ dội từ phương Tây, sau cùng Thổ Nhĩ Kỳ phải từ bỏ HQ-9 Trung Quốc và quay lại chọn hệ thống tên lửa Mỹ - châu Âu. Lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần kéo dài thời hạn nộp hồ sơ dự thầu sau khi sửa đổi, với hy vọng Mỹ - châu Âu có để đưa ra một cái giá có thể chấp nhận được. Trong khi thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thầu lần này là ngày 30/8.
Nếu Thổ Nhĩ Kỳ quyết định không tiếp tục tiến hành đàm phán với công ty Trung Quốc xung quanh vấn đề ký hợp đồng nữa, thì tập đoàn tên lửa châu Âu sẽ vượt qua doanh nghiệp vũ khí Mỹ, trở thành người cạnh tranh chủ yếu.
Năm 2013, Thổ Nhĩ Kỳ từng cho biết, Trung Quốc kiến nghị tổ chức liên kết sản xuất tên lửa trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ - đây là điểm quan trọng khiến Thổ Nhĩ Kỳ chọn HQ-9. Cần lưu ý rằng, CPMIEC do bán trang thiết bị quân sự cho Iran, Syria và Bắc Triều Tiên mà hiện nay nước này đang phải chịu lệnh trừng phạt của Mỹ.
Bằng Hữu

Bình luận(0)