“Đây là thời điểm cho Mỹ để bắt đầu dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Chúng tôi hi vọng việc dỡ bỏ sẽ được bắt đầu vào đầu tháng 9. Chúng tôi không cam kết nhưng chúng tôi tin tưởng vì có sự ủng hộ từ cả 2 Đảng”, ông John McCain phát biểu hôm 8/8. Nếu điều này được thực hiện, đây sẽ là tin vui cho Quân đội Nhân dân Việt Nam khi mà chúng ta có thể sẽ mua được vũ khí tối tân từ nền công nghiệp quốc phòng hàng đầu thế giới.
Tất nhiên, bước đầu, Mỹ có thể sẽ chưa bán cho Việt Nam các loại vũ khí tiên tiến (máy bay, tàu chiến, pháo, xe tăng). Tuy nhiên, việc dỡ lệnh cấm vận vũ khí sát thương có thể giúp Việt Nam mua các loại phụ tùng, linh kiện để hồi phục, duy trì các trang bị vũ khí do Mỹ chế tạo mà quân đội ta thu giữ được sau năm 1975. Điển hình trong số đó là các xe thiết giáp chở quân M113. Trong ảnh là xe M113 được quân đội Việt Nam sử dụng trên chiến trường Campuchia.
Hiện nay, vẫn có hàng trăm chiếc M113 phục vụ tích cực trong Quân đội Nhân dân Việt Nam mặc dù có những khó khăn về vấn đề phụ tùng. Nếu được dỡ lệnh cấm vận, quân đội ta sẽ có điều kiện đảm bảo hoạt động chiến đấu tốt hơn cho M113, cũng như nâng cấp chúng thích nghi với chiến tranh hiện đại.
Trong ảnh là các tướng lĩnh cấp cao Quân đội Nhân dân Việt Nam kiểm tra một chiếc M113 được nâng cấp với vũ khí trong nước sản xuất.
Bên cạnh việc khôi phục, nâng cấp M113, Việt Nam cũng có thể tái sử dụng lại các loại xe tăng, pháo tự hành do Mỹ chế tạo, thu giữ được sau năm 1975. Trong ảnh là các loại xe tăng M41, M48, pháo tự hành M107 do Mỹ chế tạo lưu trong kho bảo quản.
Dù các loại vũ khí này được chế tạo từ cách đây vài chục năm, nhưng trên thế giới nhiều quốc gia vẫn còn sử dụng chúng. Qua một số hình ảnh cho thấy, quân đội ta vẫn lưu giữ, liên tục bảo dưỡng có lẽ nhằm đảm bảo chúng luôn ở tình trạng tốt nhất có thể để khi có điều kiện sẽ khôi phục hoạt động chiến đấu.
Pháo tự hành hạng nặng M107 175mm do Tập đoàn FMC (Mỹ) phát triển cuối những năm 1950 và đưa vào sử dụng đầu những năm 1960. M107 được trang bị khẩu pháo cỡ nòng 175mm M113 đạt tầm bắn đến 40km, tốc độ bắn khá chậm - 1 phát/phút, đặt trên khung bệ xe bánh xích có tốc độ 70-80km/h. Trong ảnh là một khẩu M107 175mm được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Xe tăng hạng nhẹ M41 Walker Bulldog do hãng Cadillac phát triển từ cuối những năm 1950 để thay thế cho loại xe M24. Hiện nay, M41 vẫn được một số quốc gia ở châu Á sử dụng, như Đài Loan, Thái Lan. M41 nặng 23,5 tấn, kíp xe 4 người, bọc giáp dày 38mm, hỏa lực có một pháo 76mm M32 và một đại liên 12,7mm cùng đại liên 7,62mm.
Xe tăng chiến đấu chủ lực M48 ra đời cùng thời với xe tăng T-54/55 Liên Xô. Trong chiến tranh Việt Nam, Quân đội Mỹ đã triển khai và sử dụng số lượng lớn M48, cũng như trang bị nó cho chính quyền VNCH. M48 nặng 49,6 tấn, kíp xe 4 người, bọc giáp dày 120mm (vị trí dày nhất), trang bị pháo 90mm và đại liên 12,7mm M2, 7,62mm M73.
Trong trang bị không quân, Việt Nam có thể mua được phụ tùng, hoặc đặt hàng nâng cấp trực thăng đa năng UH-1 đang được trang bị hạn chế trong Không quân Nhân Việt Nam (khoảng 12-15 chiếc). Ngoài ra, theo một số tài liệu, không quân ta còn đang lưu giữ nhiều chiếc UH-1 khác và đang chờ ngày phục hồi hoạt động.
Trong trang bị hải quân, Việt Nam có thể hi vọng việc Mỹ sẽ đồng ý cung cấp máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion hiện đại. Trước đó, phát biểu tại triển lãm An ninh và Quốc phòng Quốc tế (LAAD 2013) tại Brazil, Giám đốc chương trình tuần tra biển Clay Fearnow cho hay, Hải quân Việt Nam đang quan tâm tới việc mua 6 máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion dư thừa (Mỹ không dùng tới) để bảo vệ đường bờ biển dài gần 3.500km và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) có diện tích 1.396.299km2.
“Hải quân Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm tới P-3 và chính phủ Mỹ sẽ hỗ trợ để thương vụ này phát triển tốt”, ông Fearnow nói. Theo ông Fearnow, Tập đoàn Lockheed Martin cũng “khuyên” Việt Nam lựa chọn biến thể mới nhất P-3C Orion. Vì chúng tiên tiến hơn và có số giờ bay thấp hơn. Mặc dù hiện chưa có thông tin gì thêm về việc này, nhưng chúng ta có quyền hi vọng sau khi Mỹ chính thức dỡ lệnh cấm vận vũ khí sát thương, Việt Nam có thể mua được P-3 Orion góp phần tăng cường khả năng tuần tra, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Tương lai, chúng ta cũng có quyền hi vọng rằng người Mỹ sẽ sẵn sàng bán cho Việt Nam các loại vũ khí hiện đại nhất, như máy bay chiến đấu, tàu chiến, tên lửa, pháo…
“Đây là thời điểm cho Mỹ để bắt đầu dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Chúng tôi hi vọng việc dỡ bỏ sẽ được bắt đầu vào đầu tháng 9. Chúng tôi không cam kết nhưng chúng tôi tin tưởng vì có sự ủng hộ từ cả 2 Đảng”, ông John McCain phát biểu hôm 8/8. Nếu điều này được thực hiện, đây sẽ là tin vui cho Quân đội Nhân dân Việt Nam khi mà chúng ta có thể sẽ mua được vũ khí tối tân từ nền công nghiệp quốc phòng hàng đầu thế giới.
Tất nhiên, bước đầu, Mỹ có thể sẽ chưa bán cho Việt Nam các loại vũ khí tiên tiến (máy bay, tàu chiến, pháo, xe tăng). Tuy nhiên, việc dỡ lệnh cấm vận vũ khí sát thương có thể giúp Việt Nam mua các loại phụ tùng, linh kiện để hồi phục, duy trì các trang bị vũ khí do Mỹ chế tạo mà quân đội ta thu giữ được sau năm 1975. Điển hình trong số đó là các xe thiết giáp chở quân M113. Trong ảnh là xe M113 được quân đội Việt Nam sử dụng trên chiến trường Campuchia.
Hiện nay, vẫn có hàng trăm chiếc M113 phục vụ tích cực trong Quân đội Nhân dân Việt Nam mặc dù có những khó khăn về vấn đề phụ tùng. Nếu được dỡ lệnh cấm vận, quân đội ta sẽ có điều kiện đảm bảo hoạt động chiến đấu tốt hơn cho M113, cũng như nâng cấp chúng thích nghi với chiến tranh hiện đại.
Trong ảnh là các tướng lĩnh cấp cao Quân đội Nhân dân Việt Nam kiểm tra một chiếc M113 được nâng cấp với vũ khí trong nước sản xuất.
Bên cạnh việc khôi phục, nâng cấp M113, Việt Nam cũng có thể tái sử dụng lại các loại xe tăng, pháo tự hành do Mỹ chế tạo, thu giữ được sau năm 1975. Trong ảnh là các loại xe tăng M41, M48, pháo tự hành M107 do Mỹ chế tạo lưu trong kho bảo quản.
Dù các loại vũ khí này được chế tạo từ cách đây vài chục năm, nhưng trên thế giới nhiều quốc gia vẫn còn sử dụng chúng. Qua một số hình ảnh cho thấy, quân đội ta vẫn lưu giữ, liên tục bảo dưỡng có lẽ nhằm đảm bảo chúng luôn ở tình trạng tốt nhất có thể để khi có điều kiện sẽ khôi phục hoạt động chiến đấu.
Pháo tự hành hạng nặng M107 175mm do Tập đoàn FMC (Mỹ) phát triển cuối những năm 1950 và đưa vào sử dụng đầu những năm 1960. M107 được trang bị khẩu pháo cỡ nòng 175mm M113 đạt tầm bắn đến 40km, tốc độ bắn khá chậm - 1 phát/phút, đặt trên khung bệ xe bánh xích có tốc độ 70-80km/h. Trong ảnh là một khẩu M107 175mm được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Xe tăng hạng nhẹ M41 Walker Bulldog do hãng Cadillac phát triển từ cuối những năm 1950 để thay thế cho loại xe M24. Hiện nay, M41 vẫn được một số quốc gia ở châu Á sử dụng, như Đài Loan, Thái Lan. M41 nặng 23,5 tấn, kíp xe 4 người, bọc giáp dày 38mm, hỏa lực có một pháo 76mm M32 và một đại liên 12,7mm cùng đại liên 7,62mm.
Xe tăng chiến đấu chủ lực M48 ra đời cùng thời với xe tăng T-54/55 Liên Xô. Trong chiến tranh Việt Nam, Quân đội Mỹ đã triển khai và sử dụng số lượng lớn M48, cũng như trang bị nó cho chính quyền VNCH. M48 nặng 49,6 tấn, kíp xe 4 người, bọc giáp dày 120mm (vị trí dày nhất), trang bị pháo 90mm và đại liên 12,7mm M2, 7,62mm M73.
Trong trang bị không quân, Việt Nam có thể mua được phụ tùng, hoặc đặt hàng nâng cấp trực thăng đa năng UH-1 đang được trang bị hạn chế trong Không quân Nhân Việt Nam (khoảng 12-15 chiếc). Ngoài ra, theo một số tài liệu, không quân ta còn đang lưu giữ nhiều chiếc UH-1 khác và đang chờ ngày phục hồi hoạt động.
Trong trang bị hải quân, Việt Nam có thể hi vọng việc Mỹ sẽ đồng ý cung cấp máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion hiện đại. Trước đó, phát biểu tại triển lãm An ninh và Quốc phòng Quốc tế (LAAD 2013) tại Brazil, Giám đốc chương trình tuần tra biển Clay Fearnow cho hay, Hải quân Việt Nam đang quan tâm tới việc mua 6 máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion dư thừa (Mỹ không dùng tới) để bảo vệ đường bờ biển dài gần 3.500km và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) có diện tích 1.396.299km2.
“Hải quân Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm tới P-3 và chính phủ Mỹ sẽ hỗ trợ để thương vụ này phát triển tốt”, ông Fearnow nói. Theo ông Fearnow, Tập đoàn Lockheed Martin cũng “khuyên” Việt Nam lựa chọn biến thể mới nhất P-3C Orion. Vì chúng tiên tiến hơn và có số giờ bay thấp hơn. Mặc dù hiện chưa có thông tin gì thêm về việc này, nhưng chúng ta có quyền hi vọng sau khi Mỹ chính thức dỡ lệnh cấm vận vũ khí sát thương, Việt Nam có thể mua được P-3 Orion góp phần tăng cường khả năng tuần tra, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Tương lai, chúng ta cũng có quyền hi vọng rằng người Mỹ sẽ sẵn sàng bán cho Việt Nam các loại vũ khí hiện đại nhất, như máy bay chiến đấu, tàu chiến, tên lửa, pháo…