4 năm sau khi kết hôn, thận của cô Meliha Avci (Thổ Nhĩ Kỳ)bị hỏng và cô phải chạy thận 3 lần/1 tuần. Lúc này, chồng cô ông Mehmet đã gặp một phụ nữ khác tên là Ayse Imdat và đưa cô ta về nhà trong vai trò bảo mẫu cho con trai của mình. Khi Avci biết về chuyện này, cô đã đồng ý để chồng và Imdat kết hôn sau khi cô chết. Còn Imdat đã quyết định tặng một quả thận của cô để cứu Avci. Ông Martin Warburton, 50 tuổi, fan hâm mộ đội bóng Manchester United đã đồng ý cho anh trai là Paul, 59 tuổi tế bào cấy ghép để cứu sống người anh nhưng với điều kiện người đó phải ngừng cổ vũ cho đội bóng Manchester City. Ông Martin Warburton còn yêu cầu anh trai cam kết trở thành fan của Manchester United.Bé Ming Li (Trung Quốc),9 tuổi, mất tay trái khi bị máy kéo cán tháng 7/2010. Tuy nhiên, cánh tay không thể ghép lại ngay lúc đó, do vậy, các bác sĩ quyết định gắn nó vào chân phải của cô bé cho đến khi nó được chữa lành. Ông Dan Coyne Evanston rất yêu quý Myra de la Vega, nhân viên thu ngân tại cửa hàng tạp hóa nơi ông đã mua hàng hơn 18 năm. Một ngày, ông được biết, cô phải vừa làm vừa đi lọc máu vì bệnh thận. Coyne đã yêu cầu được hiến tặng một quả thận của mình để giúp cô. Ca phẫu thuật hoàn toàn thành công.Tiến sĩ Alexander Khoruts, người nghiên cứu về dạ dày và ruột, đã cứu sống một nữ bệnh nhân sau khi cấy ghép mẩu phân của chồng cô vào phần cuối ruột non của bệnh nhân. Những vi khuẩn từ mẫu phân của người chồng đã thay thế và hỗ trợ số vi khuẩn thiếu trong ruột vợ khiến bệnh tiêu chảy của cô khỏi ngay trong vòng một ngày. Cô Sarah Ottoson, người Thụy Điển, khi sinh ra đã không có tử cung, do một rối loạn di truyền hiếm gặp. Mẹ cô quyết định tặng con gái tử cung của mình. Nếu các bác sĩ phẫu thuật thành công tử cung mới cho Sarah, cô có thể mang thai như nhiều phụ nữ khác. Tuy nhiên, việc cấy ghép tử cung rất phức tạp, thậm chí, nếu thành công, các bác sĩ cũng không chắc có duy trì được lâu dài không. Một bác sĩ phẫu thuật tại Long Island, tiểu bang New York đã công khai đòi người vợ sắp ly hôn trả lại quả thận mà ông đã hiến tặng cho bà cách đây 8 năm, nếu không phải bồi thường 1,5 triệu USD. Batista đã quyết định hiến tặng cho vợ 1 trong 2 quả thận của mình vào tháng 6/2001 như một món quà để cứu mạng sống của bà và cuộc hôn nhân đang trên bờ vực thẳm. Một cô bé Australia đã trở thành bệnh nhân đầu tiên thay đổi nhóm máu và tiếp nhận hệ miễn dịch của lá gan được hiến tặng. Các bác si cho biết đây là trường hợp hi hữu, như một phép nhiệm màu, trong 6 tỷ người mới có một trường hợp. Nhóm máu trong cơ thể của Brennan đã thay đổi từ nhóm O âm tính sang O dương tính khi cô bé bị ốm vì dùng thuốc chống đào thải lá gan mới của hệ miễn dịch.Cô gái trải qua 3 lần cấy ghép tim ở tuổi 16, Debbie Ward đã trải qua 3 lần cấy ghép tim để duy trì sự sống của mình. Khi sinh ra, tim của Debbie không có một van ba lá để điều chỉnh máu chảy theo đúng hướng. Các bác sĩ đã thực hiện một cuộc cấy ghép tim khi cô mới 15 tháng tuổi. Cuộc phẫu thuật thứ 2 được thực hiện ngay sau đó. Giờ đây, Debbie đã trải qua 3 lần cấy ghép tim và thật may mắn, cô bé vẫn sống sót.
4 năm sau khi kết hôn, thận của cô Meliha Avci (Thổ Nhĩ Kỳ)bị hỏng và cô phải chạy thận 3 lần/1 tuần. Lúc này, chồng cô ông Mehmet đã gặp một phụ nữ khác tên là Ayse Imdat và đưa cô ta về nhà trong vai trò bảo mẫu cho con trai của mình. Khi Avci biết về chuyện này, cô đã đồng ý để chồng và Imdat kết hôn sau khi cô chết. Còn Imdat đã quyết định tặng một quả thận của cô để cứu Avci.
Ông Martin Warburton, 50 tuổi, fan hâm mộ đội bóng Manchester United đã đồng ý cho anh trai là Paul, 59 tuổi tế bào cấy ghép để cứu sống người anh nhưng với điều kiện người đó phải ngừng cổ vũ cho đội bóng Manchester City. Ông Martin Warburton còn yêu cầu anh trai cam kết trở thành fan của Manchester United.
Bé Ming Li (Trung Quốc),9 tuổi, mất tay trái khi bị máy kéo cán tháng 7/2010. Tuy nhiên, cánh tay không thể ghép lại ngay lúc đó, do vậy, các bác sĩ quyết định gắn nó vào chân phải của cô bé cho đến khi nó được chữa lành.
Ông Dan Coyne Evanston rất yêu quý Myra de la Vega, nhân viên thu ngân tại cửa hàng tạp hóa nơi ông đã mua hàng hơn 18 năm. Một ngày, ông được biết, cô phải vừa làm vừa đi lọc máu vì bệnh thận. Coyne đã yêu cầu được hiến tặng một quả thận của mình để giúp cô. Ca phẫu thuật hoàn toàn thành công.
Tiến sĩ Alexander Khoruts, người nghiên cứu về dạ dày và ruột, đã cứu sống một nữ bệnh nhân sau khi cấy ghép mẩu phân của chồng cô vào phần cuối ruột non của bệnh nhân. Những vi khuẩn từ mẫu phân của người chồng đã thay thế và hỗ trợ số vi khuẩn thiếu trong ruột vợ khiến bệnh tiêu chảy của cô khỏi ngay trong vòng một ngày.
Cô Sarah Ottoson, người Thụy Điển, khi sinh ra đã không có tử cung, do một rối loạn di truyền hiếm gặp. Mẹ cô quyết định tặng con gái tử cung của mình. Nếu các bác sĩ phẫu thuật thành công tử cung mới cho Sarah, cô có thể mang thai như nhiều phụ nữ khác. Tuy nhiên, việc cấy ghép tử cung rất phức tạp, thậm chí, nếu thành công, các bác sĩ cũng không chắc có duy trì được lâu dài không.
Một bác sĩ phẫu thuật tại Long Island, tiểu bang New York đã công khai đòi người vợ sắp ly hôn trả lại quả thận mà ông đã hiến tặng cho bà cách đây 8 năm, nếu không phải bồi thường 1,5 triệu USD. Batista đã quyết định hiến tặng cho vợ 1 trong 2 quả thận của mình vào tháng 6/2001 như một món quà để cứu mạng sống của bà và cuộc hôn nhân đang trên bờ vực thẳm.
Một cô bé Australia đã trở thành bệnh nhân đầu tiên thay đổi nhóm máu và tiếp nhận hệ miễn dịch của lá gan được hiến tặng. Các bác si cho biết đây là trường hợp hi hữu, như một phép nhiệm màu, trong 6 tỷ người mới có một trường hợp. Nhóm máu trong cơ thể của Brennan đã thay đổi từ nhóm O âm tính sang O dương tính khi cô bé bị ốm vì dùng thuốc chống đào thải lá gan mới của hệ miễn dịch.
Cô gái trải qua 3 lần cấy ghép tim ở tuổi 16, Debbie Ward đã trải qua 3 lần cấy ghép tim để duy trì sự sống của mình. Khi sinh ra, tim của Debbie không có một van ba lá để điều chỉnh máu chảy theo đúng hướng. Các bác sĩ đã thực hiện một cuộc cấy ghép tim khi cô mới 15 tháng tuổi. Cuộc phẫu thuật thứ 2 được thực hiện ngay sau đó. Giờ đây, Debbie đã trải qua 3 lần cấy ghép tim và thật may mắn, cô bé vẫn sống sót.