Siêu tăng Armata trang bị radar tương tự Su T-50

Google News

(Kiến Thức) - Siêu xe tăng chiến đấu mới Armata sẽ được trang bị radar sử dụng công nghệ như của máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50. 

Theo các văn bản của Bộ Công thương, các xe chiến đấu trên khung bệ xe bánh xích Armata sẽ phải nhận được những trang bị này trước năm 2015.
Khung bệ xe Armata do nhà máy Uralvagonzavod (Nhà máy toa xe Ural) nghiên cứu phát triển phải trở thành khung bệ vạn năng cho trang bị kỹ thuật tăng thiết giáp hạng nặng các loại. Nguyên tắc module phải tạo điều kiện cho việc tạo ra trên khung bệ xe này cả xe tăng, cả xe phòng không đơn vị, vũ khí tên lửa pháo binh. Radar cho các sản phẩm này, cũng như chính khung bệ xe, sẽ là theo module các bộ phận cấu thành có thể lắp lẫn, điều này sẽ cho phép trong thời gian ngắn thực hiện việc sửa chữa thiết bị điện tử.
 Phác họa siêu tăng Armata.
Theo tuyên bố của phó thủ tướng Dmitri Rogozin, xe tăng Armata sẽ bắt đầu được cung cấp cho quân đội trong các năm 2014– 2015. Việc tạo ra công nghệ sản xuất hàng loạt thiết bị điện tử cho radar theo kế hoạch của Bộ Công thương sẽ kéo dài đến đầu năm 2016. Không có gì mâu thuẫn: Có thể lắp radar lên xe tăng đã hoàn thiện.
Chuyên gia quân sự, tổng biên tập tạp chí Arsenal Otechestva (Kho súng đạn của Tổ quốc) Victor Murakhovskiy nhấn mạnh: “Tổ hợp bảo vệ tích cực đang được thử nghiệm sơ bộ. Nó là vạn năng và có thể được lắp lên xe thiết giáp bất kỳ dùng khung bệ Armata. Có thể sản xuất các sản phẩm này cả khi không có radar, nó sẽ được lắp khi đã sẵn sàng”.
Theo nhiệm vụ kỹ thuật của Bộ Công thương, Armata sẽ được trang bị radar dải tần Ka (26,5– 40 GHz) có anten mạng pha tích cực AFAR được chế tạo theo công nghệ gốm nhiệt độ thấp. Radar tương tự được dùng trên tiêm kích đa năng thế hệ thứ năm Su T-50 do phòng thiết kế OKB Sukhoi nghiên cứu chế tạo (việc sản xuất hàng loạt máy bay này phải được bắt đầu từ năm 2015).
 Radar mạng pha chủ động SH121 trên Su T-50.
Anten mạng pha tích cực bao gồm hàng trăm thiết bị truyền vi sóng. Loại anten này có thể nhanh chóng thay đổi hướng sục sạo (không cần di chuyển cơ học đĩa anten) và có độ tin cậy cao - việc một linh kiện bị hỏng không làm giảm nhiều công suất và làm thay đổi hình dạng tia quét.
Victor Murakhovskiy ghi nhận, là một radar như vậy trong trang bị tăng thiết giáp có thể giúp giải quyết cả nhiệm vụ phòng thủ, cả nhiệm vụ tấn công.
Murakhovskiy nói: “Có hai phương án sử dụng radar này, trong hệ thống điều khiển hỏa lực hoặc như một tổ hợp bảo vệ tích cực. Nó gồm có anten có thể phát hiện phương tiện sát thương đang bay đến gần xe tăng. AFAR xác định tọa độ và thông số của nguy cơ này, và xe tăng sẽ tiêu diệt các mục tiêu này”.
Ở Nga đã có xe tăng sử dụng radar cho bảo vệ tích cực. Việc phát sóng radar cho phép phát hiện quả đạn đang bay tới, bám theo quả đạn đó từ một cự ly nhất định, sau đó pháo của xe tăng tiêu diệt quả đạn này. Hệ thống Drozd lắp trên xe tăng T-55 hoạt động như vậy. Tuy nhiên các hệ thống này không được trang bị AFAR với các ưu thế của công nghệ này.
Nguyễn Vũ

Bình luận(0)