Các hoạt động quân sự của Nga trên chiến trường Ukraine hiện nay khiến Kiev khó có thể cầm cự được lâu dài và không thể mở các cuộc phản công trên tiền tuyến. Đặc biệt là sau cuộc phản công mùa hè năm ngoái thất bại, tinh thần chiến đấu của binh lính Ukraine đang xuống rất nhiều.Cùng với việc mất tinh thần của binh lính, là ảnh hưởng của tình trạng thiếu quân nghiêm trọng; vì vậy, Kiev quyết định thay đổi chiến lược chiến tranh từ “phản công tiền tuyến” trước đây, sang “tấn công nội địa Nga”.Để đạt được mục tiêu chiến đấu như vậy, Ukraine cần có khả năng tấn công tầm xa. Nhưng khả năng tấn công tầm xa là thứ Ukraine thiếu nhất, nên nước này đã nghĩ đến các “nhà tài trợ lớn” cho mình.Hãng tin CNN đưa tin, ngay từ năm ngoái, Tổng thống Zelensky đã đưa ra yêu cầu các nước phương Tây "hỗ trợ vũ khí tầm xa". Vào thời điểm đó, Đức và Anh đã cung cấp cho Ukraine tên lửa hành trình Storm Shadow có tầm tấn công 200 km. Tuy nhiên, tên lửa hành trình này vẫn không thể giúp Ukraine đạt được mục tiêu tác chiến là "phá hủy cầu Crimea", nên năm nay Ukraine tập trung vào tên lửa Taurus trong tay Đức. Tổng thống Zelensky đã nhiều lần yêu cầu Đức cung cấp tên lửa này cho Ukraine.Tên lửa Taurus của Đức có một số đặc điểm là có tầm bắn xa và khả năng dẫn đường có độ chính xác cao, giúp tên lửa có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách xa. Theo giới thiệu của nhà sản xuất MBDA-Saab, Taurus có khả năng chống tác chiến điện tử của đối phương rất tốt.Thứ hai, tính cơ động và linh hoạt của hệ thống tên lửa mang lại tính linh hoạt chiến thuật cao và giúp nó thích ứng với các địa hình và điều kiện chiến trường khác nhau. Ngoài ra, khả năng “đa đầu đạn” của tên lửa Taurus cho phép Đức ứng phó với nhiều thách thức và mối đe dọa an ninh. Chính vì những ưu điểm của tên lửa Taurus, mà Ukraine đã yêu cầu Đức cung cấp loại vũ khí này, nhưng đã bị Thủ tướng Đức Scholz từ chối. Tuy nhiên, vụ "scandal ghi âm" cuộc họp giữa các sĩ quan Quân đội Đức bị phanh phui, sau đó đã mang lại hy vọng cho Ukraine một lần nữa; khi trong đoạn ghi âm đã thảo luận về khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraine.Sau khi đoạn ghi âm bị lộ, một tổ chức đã tiến hành một cuộc thăm dò dư luận ở Đức, để xem có bao nhiêu người dân Đức ủng hộ việc cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine. Kết quả cuối cùng cho thấy, gần 60% người dân Đức không ủng hộ việc cung cấp loại vũ khí này cho Ukraine. Đồng thời, vẫn có nhiều người dân Đức phản đối việc cung cấp bất kỳ loại vũ khí nào cho Ukraine và việc chính phủ của ông Scholz tham gia vào một cuộc chiến “không thuộc về họ”. Đặc biệt là ở khu vực Đông Đức, vẫn còn nhiều người dân có cảm tình với Moscow.Trong khi đó tờ Newsweek của Mỹ đưa tin, các nhà lãnh đạo Đức và Anh đang cân nhắc một thỏa thuận hoán đổi vũ khí, nhằm chuyển tên lửa tầm xa cho Ukraine. Đây là phương án có thể giúp Berlin chuyển vũ khí tầm xa cho Ukraine, bước đi mà Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhiều lần né tránh vì lo ngại sự phản đối của người dân Đức.Ngoại trưởng Anh David Cameron tuần trước nêu ra phương án nói trên. Theo đó, Anh có thể sẽ nhận tên lửa tầm xa Taurus từ Đức, và sau đó London sẽ chuyển tên lửa Storm Shadow cho Ukraine.Ngày 10/3, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói rằng, phương án trên là khả thi. "Phương án hoán đổi vũ khí là một lựa chọn và chúng tôi đã thực hiện điều đó với các vũ khí khác trước đó", bà nhấn mạnh.Trước đó, Đức từng sử dụng phương án hoán đổi vũ khí để viện trợ gián tiếp xe tăng cho Ukraine. Vào thời điểm đó, Đức đã đưa xe tăng đến các nước NATO khác như Slovakia, và các quốc gia này sau đó cung cấp xe tăng do Liên Xô sản xuất cho Ukraine, bằng nguồn dự trữ của chính họ.Tuy nhiên theo các nhà phân tích, Ukraine đang “thèm” tên lửa Taurus từ Đức để thực hiện các đòn tấn công sâu vào hậu phương của Nga, chứ không phải tên lửa Storm Shadow. Bên cạnh đó, những chiếc Su-24M của Ukraine phóng tên lửa Storm Shadow, cũng luôn nằm trong mối đe dọa từ chiến đấu cơ Su-35 của Nga.Các nhà lãnh đạo và chỉ huy Quân đội Ukraine từng nói rằng, tên lửa Taurus sẽ tăng cường đáng kể khả năng tấn công tầm xa của Ukraine. Đầu đạn mạnh mẽ khiến loại vũ khí này đặc biệt phù hợp để sử dụng chống lại các mục tiêu là cơ sở hạ tầng quan trọng của đối phương, như cầu Crimea.Tên lửa Taurus có tầm tấn công gần 500km và về nguyên lý hoạt động, khá tương đồng so với tên lửa Storm Shadow/SCALP mà Pháp và Đức đã chuyển cho Ukraine. Cuối tháng trước, ông Scholz giải thích sự chần chừ của Đức, khi Ukraine đề xuất được viện trợ tên lửa Taurus; điều mà ông cho rằng có nguy cơ khiến nước này trực tiếp tham gia vào cuộc chiến.Theo ông Scholz, tên lửa Taurus có tầm tấn công tới 500km, nên sẽ cần có sự hỗ trợ của binh sĩ Đức trên thực địa, thì Ukraine mới có thể sử dụng và Đức không thể làm "những điều như Anh và Pháp đã thực hiện cho Ukraine" với tên lửa Storm Shadow và SCALP, mà 2 nước trên viện trợ trước đó.Giới quan sát nhận định, phát ngôn của ông Scholz dường như có ý ám chỉ rằng, có thể đã có binh sĩ Anh và Pháp hỗ trợ cho Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow/SCALP, tấn công vào mục tiêu Nga trong thời gian qua. Phát biểu này của ông Scholz đã bị phía Anh chỉ trích. London tuyên bố không có binh sĩ nước này giúp Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow.Sau đó là việc Nga công bố một đoạn ghi âm của các quan chức quân sự cấp cao Đức thảo luận về phương án dùng tên lửa Taurus nhắm mục tiêu vào cây cầu nối đất liền Nga vào bán đảo Crimea, đã tạo nên vụ scandal, khiến dư luận Đức phẫn nộ.Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đức thừa nhận, cuộc thảo luận giữa các sĩ quan nước này về việc hỗ trợ Ukraine trong một cuộc tấn công vào Crimea là có thật. Thủ tướng Scholz gọi vụ rò rỉ thông tin là "vấn đề rất nghiêm trọng" và có thể việc này đã làm tan giấc mộng vĩnh viễn được sở hữu tên lửa Taurus của Kiev (Nguồn ảnh: CNN, Reuters, Sputnik).
Các hoạt động quân sự của Nga trên chiến trường Ukraine hiện nay khiến Kiev khó có thể cầm cự được lâu dài và không thể mở các cuộc phản công trên tiền tuyến. Đặc biệt là sau cuộc phản công mùa hè năm ngoái thất bại, tinh thần chiến đấu của binh lính Ukraine đang xuống rất nhiều.
Cùng với việc mất tinh thần của binh lính, là ảnh hưởng của tình trạng thiếu quân nghiêm trọng; vì vậy, Kiev quyết định thay đổi chiến lược chiến tranh từ “phản công tiền tuyến” trước đây, sang “tấn công nội địa Nga”.
Để đạt được mục tiêu chiến đấu như vậy, Ukraine cần có khả năng tấn công tầm xa. Nhưng khả năng tấn công tầm xa là thứ Ukraine thiếu nhất, nên nước này đã nghĩ đến các “nhà tài trợ lớn” cho mình.
Hãng tin CNN đưa tin, ngay từ năm ngoái, Tổng thống Zelensky đã đưa ra yêu cầu các nước phương Tây "hỗ trợ vũ khí tầm xa". Vào thời điểm đó, Đức và Anh đã cung cấp cho Ukraine tên lửa hành trình Storm Shadow có tầm tấn công 200 km.
Tuy nhiên, tên lửa hành trình này vẫn không thể giúp Ukraine đạt được mục tiêu tác chiến là "phá hủy cầu Crimea", nên năm nay Ukraine tập trung vào tên lửa Taurus trong tay Đức. Tổng thống Zelensky đã nhiều lần yêu cầu Đức cung cấp tên lửa này cho Ukraine.
Tên lửa Taurus của Đức có một số đặc điểm là có tầm bắn xa và khả năng dẫn đường có độ chính xác cao, giúp tên lửa có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách xa. Theo giới thiệu của nhà sản xuất MBDA-Saab, Taurus có khả năng chống tác chiến điện tử của đối phương rất tốt.
Thứ hai, tính cơ động và linh hoạt của hệ thống tên lửa mang lại tính linh hoạt chiến thuật cao và giúp nó thích ứng với các địa hình và điều kiện chiến trường khác nhau. Ngoài ra, khả năng “đa đầu đạn” của tên lửa Taurus cho phép Đức ứng phó với nhiều thách thức và mối đe dọa an ninh.
Chính vì những ưu điểm của tên lửa Taurus, mà Ukraine đã yêu cầu Đức cung cấp loại vũ khí này, nhưng đã bị Thủ tướng Đức Scholz từ chối. Tuy nhiên, vụ "scandal ghi âm" cuộc họp giữa các sĩ quan Quân đội Đức bị phanh phui, sau đó đã mang lại hy vọng cho Ukraine một lần nữa; khi trong đoạn ghi âm đã thảo luận về khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Sau khi đoạn ghi âm bị lộ, một tổ chức đã tiến hành một cuộc thăm dò dư luận ở Đức, để xem có bao nhiêu người dân Đức ủng hộ việc cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine. Kết quả cuối cùng cho thấy, gần 60% người dân Đức không ủng hộ việc cung cấp loại vũ khí này cho Ukraine.
Đồng thời, vẫn có nhiều người dân Đức phản đối việc cung cấp bất kỳ loại vũ khí nào cho Ukraine và việc chính phủ của ông Scholz tham gia vào một cuộc chiến “không thuộc về họ”. Đặc biệt là ở khu vực Đông Đức, vẫn còn nhiều người dân có cảm tình với Moscow.
Trong khi đó tờ Newsweek của Mỹ đưa tin, các nhà lãnh đạo Đức và Anh đang cân nhắc một thỏa thuận hoán đổi vũ khí, nhằm chuyển tên lửa tầm xa cho Ukraine. Đây là phương án có thể giúp Berlin chuyển vũ khí tầm xa cho Ukraine, bước đi mà Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhiều lần né tránh vì lo ngại sự phản đối của người dân Đức.
Ngoại trưởng Anh David Cameron tuần trước nêu ra phương án nói trên. Theo đó, Anh có thể sẽ nhận tên lửa tầm xa Taurus từ Đức, và sau đó London sẽ chuyển tên lửa Storm Shadow cho Ukraine.
Ngày 10/3, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói rằng, phương án trên là khả thi. "Phương án hoán đổi vũ khí là một lựa chọn và chúng tôi đã thực hiện điều đó với các vũ khí khác trước đó", bà nhấn mạnh.
Trước đó, Đức từng sử dụng phương án hoán đổi vũ khí để viện trợ gián tiếp xe tăng cho Ukraine. Vào thời điểm đó, Đức đã đưa xe tăng đến các nước NATO khác như Slovakia, và các quốc gia này sau đó cung cấp xe tăng do Liên Xô sản xuất cho Ukraine, bằng nguồn dự trữ của chính họ.
Tuy nhiên theo các nhà phân tích, Ukraine đang “thèm” tên lửa Taurus từ Đức để thực hiện các đòn tấn công sâu vào hậu phương của Nga, chứ không phải tên lửa Storm Shadow. Bên cạnh đó, những chiếc Su-24M của Ukraine phóng tên lửa Storm Shadow, cũng luôn nằm trong mối đe dọa từ chiến đấu cơ Su-35 của Nga.
Các nhà lãnh đạo và chỉ huy Quân đội Ukraine từng nói rằng, tên lửa Taurus sẽ tăng cường đáng kể khả năng tấn công tầm xa của Ukraine. Đầu đạn mạnh mẽ khiến loại vũ khí này đặc biệt phù hợp để sử dụng chống lại các mục tiêu là cơ sở hạ tầng quan trọng của đối phương, như cầu Crimea.
Tên lửa Taurus có tầm tấn công gần 500km và về nguyên lý hoạt động, khá tương đồng so với tên lửa Storm Shadow/SCALP mà Pháp và Đức đã chuyển cho Ukraine. Cuối tháng trước, ông Scholz giải thích sự chần chừ của Đức, khi Ukraine đề xuất được viện trợ tên lửa Taurus; điều mà ông cho rằng có nguy cơ khiến nước này trực tiếp tham gia vào cuộc chiến.
Theo ông Scholz, tên lửa Taurus có tầm tấn công tới 500km, nên sẽ cần có sự hỗ trợ của binh sĩ Đức trên thực địa, thì Ukraine mới có thể sử dụng và Đức không thể làm "những điều như Anh và Pháp đã thực hiện cho Ukraine" với tên lửa Storm Shadow và SCALP, mà 2 nước trên viện trợ trước đó.
Giới quan sát nhận định, phát ngôn của ông Scholz dường như có ý ám chỉ rằng, có thể đã có binh sĩ Anh và Pháp hỗ trợ cho Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow/SCALP, tấn công vào mục tiêu Nga trong thời gian qua. Phát biểu này của ông Scholz đã bị phía Anh chỉ trích. London tuyên bố không có binh sĩ nước này giúp Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow.
Sau đó là việc Nga công bố một đoạn ghi âm của các quan chức quân sự cấp cao Đức thảo luận về phương án dùng tên lửa Taurus nhắm mục tiêu vào cây cầu nối đất liền Nga vào bán đảo Crimea, đã tạo nên vụ scandal, khiến dư luận Đức phẫn nộ.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đức thừa nhận, cuộc thảo luận giữa các sĩ quan nước này về việc hỗ trợ Ukraine trong một cuộc tấn công vào Crimea là có thật. Thủ tướng Scholz gọi vụ rò rỉ thông tin là "vấn đề rất nghiêm trọng" và có thể việc này đã làm tan giấc mộng vĩnh viễn được sở hữu tên lửa Taurus của Kiev (Nguồn ảnh: CNN, Reuters, Sputnik).