Rượu bia ngày Tết: Ranh giới niềm vui và nỗi đau

Google News

Cái ranh giới giữa niềm vui và những nỗi đau từ rượu là rất gần mà chỉ khi vào Khoa Cấp cứu bệnh viện(BV) nhiều người mới kịp nhận ra. 

Theo BS Hiệp, Phó khoa cấp cứu BV Chợ Rẫy (TP HCM), dịp Tết Quý Tỵ 2013, chỉ trong 5 ngày (29 tháng Chạp tới mùng 4 Tết) khoa tiếp nhận đến 593 trường hợp cấp cứu do TNGT, trong đó hầu hết các ca đều có sử dụng rượu bia. Mà đã là "địa chỉ" tuyến cuối thì không có quyền từ chối bất cứ trường hợp cấp cứu nào...

Rượu bia vốn không thể thiếu trong ngày Tết. Có chút "đưa cay", mâm cơm ngày Tết ở mỗi gia đình như chất "xúc tác" tăng thêm sự ấm cúng, mọi người thấy như gần nhau hơn, vui vẻ hơn. Song cái ranh giới giữa niềm vui và những nỗi đau từ rượu là rất gần mà chỉ khi vào Khoa Cấp cứu bệnh viện(BV) nhiều người mới kịp nhận ra. Một số người trong đó lại không còn "cơ hội" để mà nhận thấy tác hại khôn lường của hơi men tới sức khỏe thậm chí sinh mạng của con người ra sao!

Từ bàn nhậu tới Khoa Hồi sức cấp cứu

Đúng như bác sĩ CK II Trương Thế Hiệp, Phó khoa cấp cứu BV Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) cho biết, mùng 2 Tết luôn là ngày cao điểm nhất trong dịp Tết hàng năm tại đây. 19h30' ngày 11/2,  số ca cấp cứu Khoa tiếp nhận đã trên 320 ca. Ngang với con số của Tết năm ngoái (319 ca). Nhưng so với mọi năm thì 400 ca/ngày mới là cao điểm ngày Tết theo kinh nghiệm của các bác sĩ nơi này. Song quan sát cho thấy lúc này trong khoa từ khu vực nơi phân loại bệnh phòng ngoài cho tới phòng hồi sức cấp cứu (HSCC) của Khoa nơi phía cuối của phòng đều đã chật hết chỗ. Chỉ còn một khoảng đường đi rất nhỏ cho mọi người đi lại mà cũng phải nghiêng người mỗi khi đi ngược chiều nhau. Cái không khí đặc trưng vốn dĩ thường trực nơi này mới có, đó là tiếng còi hụ của xe cấp cứu đưa bệnh nhân tới, tiếng loạt xoạt của những vạt áo blouse chạm vào nhau phát ra do quá vội khi đi lại, phục vụ BN. Người đỡ bệnh nhân lên xe băng ca, đưa vào phân loại bệnh, người đo huyết áp, sơ cấp cứu, khâu băng bó những trường hợp tổn thương chảy máu, cố định xương cho BN gẫy xương.

BS Thái Văn Hoàng thuộc Phòng HSCC cùng một nữ điều dưỡng đang rất vất vả "cố định" tay chân vào băng ca cho một nam bệnh nhân từ An Giang chuyển tới trong tình trạng hôn mê, vật vã không còn biết gì vì rượu. "Năm nào dịp Tết cũng vậy, nhiều lúc mải cấp cứu cho BN, có ca say mềm bị thương nặng anh em không kịp đo nồng độ cồn trong máu. Còn để phân loại trường hợp có hơi rượu thì "đầy nhóc!". BS Hoàng nói.

Theo BS Thế Hiệp: "3 ngày Tết có bao nhiêu thực khách có nồng độ cồn trong máu hiện chưa có con số thống kê cụ thể nhưng rõ ràng ngày Tết trong số những ca TNGT do rượu và tử vong do TNGT do say rượu đang có chiều hướng gia tăng. Nhiều "đệ tử lưu linh" khi được chuyển tới đây đã không còn kiểm soát nổi bản thân, với họ lúc này rượu ngon trở thành "chất độc" thực sự mà chúng tôi vẫn nói với nhau là họ bị "rượu vật".
 Khoa Cấp cứu BV Chợ Rẫy đêm mùng 2 Tết (11/2) chật kín bệnh nhân.

Trước đó vào 20h45' ngày 8/2 (tức 29 Tết Quý Tỵ), bệnh nhân (BN) Lương Văn Phải (59 tuổi, ngụ tại ấp 3b, huyện Bến Lức, Long An) được người thân đưa vào Khoa Cấp cứu BV Chợ Rẫy trong tình trạng đồng tử giãn, hôn mê sâu, thương tích đầy mình, dập môi, má và trán, miệng thì nồng nặc hơi rượu.

Trước đó, BN Phải được đưa vào cấp cứu tại BV huyện Bình Chánh nhưng do thấy BN mê man, tình trạng mạch huyết áp không đo được, ngưng thở, vượt quá khả năng chuyên môn, BV Bình Chánh đã chuyển gấp lên Khoa Cấp cứu BV Chợ Rẫy. Ngay sau khi nhập khoa, Ê kíp trực đã gọi bác sĩ hội chẩn chuyên khoa, Phòng (HSCC ) của khoa thực hiện mở nội khí quản, bóp bóng giúp thở. Song sau 4 tiếng với sự nỗ lực của các bác sĩ vẫn không cứu được BN. Mẫu test nhanh nồng độ cồn trong máu của BN Phải cao vọt: 162 mg/% (mức cho phép là dưới 50mg%). "Có trường hợp vào BV các bác sĩ chưa kịp làm gì BN đã tử vong do ngộ độc rượu quá nặng. Hay nhiều trường hợp "xỉn" quá té ngã chấn thương sọ não (CTSN) hoặc không kiểm soát được hành vi gặp tai nạn giao thông cũng CTSN nặng mà không cứu kịp". BS Thế Hiệp cho biết thêm.

Trong 3 ngày (đêm giao thừa, mùng 1, và mùng 2 Tết 2013) Khoa Cấp cứu Chợ Rẫy đã tiếp nhận 10 ca TNGT do say rượu. Trong đó riêng đêm giao thừa (9/2) khoa đã tiếp nhận tới 7 "đệ tử lưu linh" khi đưa vào đã say mềm, chấn thương đầy mình. Riêng ngày 2 Tết, khoa tiếp nhận liền 2 trường hợp TNGT vì rượu đều tử vong một lượt. Trường hợp điển hình như BN Bùi Minh Tuấn (38 tuổi, ngụ Bình Thạnh). BN này nhập viện Chợ Rẫy vào 11h ngày 11/2 sau khi gặp TNGT khi đang đi xe máy. Được cấp cứu vào BV Hóc Môn và sau đó chuyển vào BV Chợ Rẫy trong tình trạng mê sâu, ngưng thở, ngưng tim. Sau 2 giờ hồi sức tích cực, BN tử vong.

Cấp cứu cho bệnh nhân bị rượu "vật"

Theo BV Cấp cứu Trưng Vương cho biết, dịp Tết 4 ngày vừa qua, TP Hồ Chí Minh đã có 6.053 ca cấp cứu tại các BV. Trong đó, số ca TNGT 935 trường hợp. Mùng 2 Tết (11-2) là ngày cao điểm nhất với 319 ca TNGT. Trong đó có nhiều ca TNGT nghiêm trọng vì say rượu.

Cũng theo BS Hiệp, dịp Tết Nhâm Thìn 2012, chỉ trong 5 ngày (29 tháng Chạp tới mùng 4 Tết) khoa tiếp nhận đến 593 trường hợp cấp cứu do TNGT, trong đó hầu hết các ca đều có sử dụng rượu bia. Mà đã là "địa chỉ" tuyến cuối thì không có quyền từ chối bất cứ trường hợp cấp cứu nào. Từ vỡ gan, vỡ tim, thủng ruột, thủng phổi do ẩu đả, đánh nhau trong dịp Tết… trong đó không loại trừ cấp cứu cho BN tai nạn bị "rượu vật", rượu hành" làm tăng thêm nhiều áp lực cho người bác sĩ nơi này.

Nội chuyện "trấn áp" những cơn "sảng rượu" ở những BN này khiến số điều dưỡng rất vất vả. Chăm sóc cho một bệnh nhân say rượu cần ít nhất 2 người. Trong cơn tâm thần hoảng loạn, vật vã của BN, làm sao khéo léo chích được thuốc để giúp BN giã rượu, mới làm được các bước cấp cứu kế tiếp. BN không còn tỉnh nên bác sĩ phải kiểm tra kỹ lưỡng các tổn thương trên người mà kịp chuyển lên chuyên khoa. Có nhiều ca vì rượu mà BN trong tình trạng lơ ngơ, hoảng loạn, khóc lóc, la hét, có người đang nằm trên băng ca bất chợt ngồi bật dậy nhìn mặt cô điều dưỡng chợt thấy… "đáng ghét" hay sao đó mà  bất ngờ nhảy khỏi băng ca, đuổi cô điều dưỡng chạy hết hơi quanh phòng; có trường hợp lại tưởng mình đang ở nơi "kín đáo" nên "vô tư "xả nỗi buồn" ngay trước mặt mọi người tại Khoa Cấp cứu…

Mặc cho tỷ lệ ngộ độc rượu và tỷ lệ tai nạn giao thông (TNGT) do bia, rượu vẫn không ngừng tăng lên, nhưng có thể nói, không ai tổng kết được số lượng các loại nước có chất pholyphenol (chiết xuất từ lúa mạch trong bia) và ethanol (thành phần gây hại trong rượu) đã "tuôn chảy" bao nhiêu trong những ngày vui Xuân. Song một điều thấy rất rõ đó là sau những cuộc vui quá đà với rượu đồng nghĩa với sự mệt mỏi thân xác và đẩy người uống rượu tới rất gần…
Theo CAND

Bình luận(0)