MBH cứu 1.544 người ở Mỹ năm 2010
Những bộ luật ở các quốc gia trên thế giới được áp dụng cho rất nhiều loại xe khác nhau, từ môtô phân khối lớn đến các dòng môtô dung tích nhỏ khác. Điển hình như Mỹ, một số tay lái không đồng ý với bộ luật bắt buộc đội mũ bảo hiểm, do đó không phải bang nào cũng áp dụng nó. So với các bang không áp dụng luật bắt buộc đội mũ bảo hiểm thì các bang khác có số ca thương vong do tai nạn giao thông ít hơn hẳn.
|
Một số bang ở Mỹ không áp dụng luật đội mũ bảo hiểm có tỷ lệ thương vong do tai nạn giao thông cao.
|
Bộ quản lý giao thông vận tải Mỹ (NHTSA) cho biết, so với những bang bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người lái môtô thì một số bang không áp dụng luật bắt buộc này thường có tỷ lệ tử vong và số ca chấn thương do tai nạn giao thông cao hơn nhiều.
Ước tính, việc đội mũ bảo hiểm có thể giảm thiểu được 37% ca tử vong ở những người đi xe máy. NHTSA cũng ước tính trong năm 2010, việc đội mũ bảo hiểm đã cứu mạng sống của 1.544 người điều khiển xe máy.
Mũ bảo hiểm được chứng minh là giúp ích cho việc hạn chế thương vong và tiết kiệm tiền bạc trong các vụ tai nạn giao thông. Ngoài ra, việc phổ biến luật đội mũ bảo hiểm là biện pháp hiệu quả nhằm tăng cường an toàn cho người tham gia giao thông.
Thái Lan: MBH cứu được 103.000 người thương vong mỗi năm
Xe máy là phương tiện giao thông rất phổ biến tại Thái Lan nhưng đáng tiếc mũ bảo hiểm (MBH) thì không như vậy. Mỗi năm, hàng ngàn người Thái chết do không đội MBH khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy khiến Thái Lan là một trong những nước có tỷ lệ người chết vì xe 2 bánh cao nhất thế giới.
Người Thái có những thói quen tham gia giao thông rất xấu như không quan tâm tới Luật Giao thông, không đội MBH hoặc đội thì không cài quai và uống vài li trước khi leo lên xe. Mỗi năm, nước này hơn 11.000 người đi xe 2 bánh và người đi bộ chết vì tai nạn giao thông (TNGT), trong đó, nguyên nhân chiếm tới 70% trong số các vụ tai nạn là không đội MBH khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông.
|
Nhiều người dân ở Phuket, Thái Lan vẫn không chấp hành luật đội mũ bảo hiểm.
|
Hầu hết các nhà hoạt động trong lĩnh vực ATGT đều cho rằng, Chính phủ Thái Lan chưa dành sự quan tâm đúng mức đối với vấn đề này. Tất cả các chương trình an toàn đang có đều do các tổ chức phi lợi nhuận đề xuất hoặc tài trợ.
Trong tháng 9/2012, chính phủ đã phối hợp cùng Quỹ Phòng chống thương vong châu Á tổ chức chiến dịch “Vắc - xin mũ bảo hiểm” nhằm đạt tỉ lệ đội MBH 100% ở trẻ em. Thí điểm này là một phần chiến dịch toàn cầu do Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Mỹ và Quỹ Phòng chống thương vong châu Á thực hiện.
Một trong những vấn đề hiện nay là MBH ở Thái Lan được sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu, rất nặng, không phù hợp và giá thành cao nên không thu hút được người sử dụng.
Ông Chadbunchachai lập luận: Nếu tỷ lệ đội MBH khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy ở Thái Lan là 100% thì hàng năm sẽ cứu được 3.000 người thoát khỏi cái chết và 100.000 người khỏi bị tàn tật. Khoảng 80% những người chết vì xe máy bị chấn thương ở đầu. Có khoảng 40.000-50.000 người bị tổn thương cột sống. Nhiều người từ trụ cột gia đình trở thành người "ăn bám", là gánh nặng cho xã hội.
Phụ nữ Ấn Độ được phép không đội MBH vì sợ... hỏng tóc
Các số liệu từ chính phủ Ấn Độ cho thấy, trên 110.000 người thiệt mạng do tai nạn giao thông ở nước này vào năm 2011, tức khoảng trên 300 người chết/ngày.
Ở Ấn Độ, luật đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy chỉ áp dụng với nam giới, chứ không có hiệu lực với phụ nữ. Hiện, chính phủ nước này vẫn đang cố gắng vận động những người phụ nữ đội mũ bảo hiểm để giảm thiểu những cái chết vô ích, cũng như giảm gánh nặng chi phí y tế cho hàng nghìn người bị thương nặng vì tai nạn giao thông mỗi năm.
|
Một người phụ nữ ở Kerala, Ấn Độ còn đội mũ bảo hiểm cho cả chú chó con của mình.
|
Chính quyền Lãnh thổ Thủ đô Quốc gia Delhi (Ấn Độ) vẫn giữ đạo luật cho phép phụ nữ ngồi sau xe máy không phải đội mũ bảo hiểm, bất chấp các nhà hoạt động vì quyền phụ nữ phản đối gay gắt.
Theo luật Ấn Độ thì cả người lái và người ngồi sau xe máy đều phải đội mũ bảo hiểm. Tuy nhiên, riêng chính quyền Delhi cho phép những phụ nữ ngồi sau xe máy được để đầu trần.
Một vị luật sư đại diện cho chính quyền Delhi cho biết: “Đây là vấn đề nhạy cảm. Chính quyền đã cân nhắc để đưa ra quyết định cuối cùng là không bắt buộc phụ nữ ngồi sau xe máy phải đội mũ bảo hiểm”.
Trước đây, chính quyền Delhi chỉ cho phép những phụ nữ theo đạo Sikh không phải đội mũ bảo hiểm. Song mới đây, chính quyền đã cho phép tất cả các phụ nữ, sau khi các bà các cô phàn nàn rằng đội mũ bảo hiểm làm hỏng tóc, gây ngứa, khó chịu cho da đầu.
“Nhiều phụ nữ Ấn Độ cảm thấy không thoải mái khi đội mũ bảo hiểm vì sợ nó sẽ làm hỏng kiểu tóc của họ. Họ không quan tâm đến vấn đề an toàn giao thông”, ông P.R Ullhas, đứng đầu nhóm các nhà hoạt động kiện chính quyền Delhi nói.
Ông P.R Ullhas cho biết thêm, nhiều chiến dịch kêu gọi chính quyền bang Goa (Ấn Độ) buộc phụ nữ ngồi sau xe phải đội mũ bảo hiểm cũng đã gặp phải sự phản đối kịch liệt từ các quý bà.
Liên đoàn an toàn đường bộ quốc tế, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Mỹ và văn phòng ở Ấn Độ, tuyên bố sẽ cung cấp lược chải đầu miễn phí để động viên phụ nữ ngồi sau xe máy ở Ấn Độ đội mũ bảo hiểm.
Tại thủ phủ Bangalore của bang Karnataka (Ấn Độ), các nhà hoạt động cho biết tất cả phụ nữ ngồi sau xe máy đều đội mũ bảo hiểm nhờ vào các chiến dịch tuyên truyền an toàn giao thông, nhưng phụ nữ ở thành phố Mumbai thì phản đối gay gắt vì sợ làm hỏng kiểu tóc.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU: