Tờ Mainichi Shimbun cho hay, Bộ quốc phòng Nhật Bản dự kiến sẽ chi ra một khoản kinh phí từ ngân sách quốc gia năm 2015 dùng để nghiên cứu hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên bờ, tích hợp radar SPY-1D của công ty Lockheed Martin và tên lửa đánh chặn tầng cao SM-3 của công ty Raytheon.
“Bộ quốc phòng Nhật Bản muốn trang bị tên lửa SM-3 phóng trên đất liền mới, bổ sung cho lá chắn tên lửa của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF), để nâng cao hiệu quả trong đánh chặn tên lửa đạn đạo",báo cáo cho biết.
Hiện nay, Nhật Bản có trong trang bị 4 tàu khu trục lớp Kongo trang bị tên lửa SM-3, đồng thời Nhật Bản cũng trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa trên bộ Patriot PAC-3 có thể đánh chặn mục tiêu đạn đạo ở tầm thấp.
|
Ảnh minh họa.
|
Tờ Mainichi Shimbun cho rằng, “một số người lo lắng, hệ thống PAC-3 không thể đối phó được với một số lượng lớn các cuộc tấn công tên lửa đạn đạo”.
Theo giới truyền thống địa phương, Nhật Bản có kế hoạch tăng gấp đôi số lượng tàu khu trục phòng thủ tên lửa lên 8 chiếc vào trước năm 2018.
Tàu khu trục lớp Kongo sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis truyền thống, nhưng hệ thống tác chiến Aegis không thể đồng thời trở thành nền tảng phòng thủ tên lửa đạn đạo và tàu phòng không.
Nhật Bản cũng đang tìm cách nâng cấp một số tàu chiến bằng hệ thống Aegis Baseline 9, như vậy tàu khu trục có thể đồng thời trở thành nền tảng phóng thủ tên lửa đạn đạo và nền tảng phòng không.
Hệ thống Aegis Baseline 9 trên bờ không bao gồm bộ phận tác chiến phòng không, nhưng do hệ thống phóng trên đất liền giống với hệ thống tác chiến Aegis trên tàu, cho nên những công năng này có thể sẽ được mở rộng.
Giám đốc dự án Aegis trên bờ của MDA (Mỹ) cho rằng, hệ thống Aegis trên bờ có thể tiến hành phòng không, phòng thủ tên lửa pha cuối và đánh chặn tầm trung”. Tuy nhiên, việc Nhật Bản vận hành hệ thống Aegis trên bờ có thể sẽ nâng cao khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo của tên lửa, có thể vượt qua tên lửa SM-3.