Đôi tay được ví như khuôn mặt thứ hai của mỗi người. Không riêng người gầy, ngay cả những người cân đối hoặc thậm chí thừa cân vẫn có thể nổi gân xanh ở tay.
Thực chất gân xanh là một tĩnh mạch dưới da người. Độ phồng của nó có thể phản ánh rõ tình trạng sức khỏe từng thời điểm.
Một trong những lý do tay nổi gân xanh thường gặp nhất là tình trạng thể chất kém. Một khi cơ thể tích nhiều đờm dãi, mẩn ngứa hoặc viêm nhiễm, tĩnh mạch dễ bị tắc nghẽn, khiến áp lực tăng lên. Lúc này, trên da sẽ xuất hiện các gân xanh bị phồng, giãn và đổi màu.
|
Không riêng người gầy, những người thể trạng kém đều có thể thấy tay nổi gân xanh. Ảnh minh họa. |
Chuyên gia sức khỏe cũng cho biết, những đường gân xanh nổi rõ đôi khi báo hiệu sức khỏe cơ thể không tốt, thậm chí có khả năng mắc bệnh nguy hiểm. Chẳng hạn, mu bàn tay nổi đường gân xanh là dấu hiệu tình trạng ứ trệ ở lưng dưới, đau lưng.
Xuất hiện đường gân xanh trên ngón tay chứng tỏ đường tiêu hóa của cơ thể không tốt, đang đình trệ, khó tiêu. Đặc biệt, nếu người già nổi gân xanh ở lòng bàn tay thì nó là dấu hiệu của sự trì trệ đường tiêu hóa, độ nhớt máu cao, huyết áp cao, đôi khi là suy nhược cơ thể.
Nhìn chung dù không gầy, nổi gân xanh ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể đều không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn phản ánh tình trạng cơ thể. Chìa khóa để cải thiện tình hình là tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, làm sạch ruột, giải độc.
Chẳng hạn, bạn có thể tăng cường các thực phẩm có tác dụng làm mềm mạch máu, nhuận tràng như nấm đen, nấm đông cô, ngô, cà chua, tảo bẹ, táo, quả óc chó, quả chà là, cà tím, khoai lang, bí ngô, đu đủ, bưởi, sơn tra, cà rốt...