Hàng trăm bệnh nhân đổ xô đến nhà thờ Hồi giáo lớn nhất ở Delhi, Ấn Độ để chữa bệnh bằng phương pháp trích máu rùng rợn.Đối với phương pháp chữa bệnh này, bệnh nhân phải đứng nửa giờ trong nắng nóng, với dây thừng quấn chặt trên vùng bị cứa, sau đó đợi cho đến khi máu chảy hết.Trích máu là một phong tục cổ xưa được đề cập đến lần đầu trong tiếng Hy Lạp và các văn bản y tế bằng tiếng Phạn từ hàng ngàn năm trước.Kỹ thuật này được mô phỏng theo quá trình kinh nguyệt. Bởi các bác sĩ Hy Lạp cổ đại Hippocrates tin rằng kinh nguyệt với hiện tượng chảy máu có chức năng tẩy những mầm bệnh xấu trong người.Máu bẩn là nguyên nhân của mọi nguồn bệnh. Vì vậy, đẩy lùi được máu nhiễm bệnh ra khỏi cơ thể và tái tạo máu mới, bệnh nhân sẽ khỏe mạnh.Tại châu Âu, trích máu được áp dụng vào cuối thế kỷ 19 nhưng các bác sĩ cảm thấy việc mất máu làm cho bệnh nhân suy nhược và dễ bị nhiễm trùng. Vào những năm gần đây, họ đã cải tiến phương pháp này bằng cách dùng đỉa hút máu.Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến cáo rằng, trích máu bằng phương pháp cổ xưa của Ấn Độ không đảm bảo vệ sinh, dễ gây ra tác dụng phụ như mất máu, nhiễm trùng và tụt huyết áp...Người sáng lập ra phương pháp chữa bệnh rùng rợn này, ông Hakim Ghyas, 79 tuổi, tuyên bố phương pháp điều trị cổ xưa này có thể chữa khỏi viêm khớp, bệnh tim và giai đoạn đầu của bệnh ung thư máu.Dao lam được dùng khi trích máu hàng trăm bệnh nhân mỗi ngày.Phương pháp chữa bệnh bằng cách trích máu ở mạch bàn tay, chân vẫn phổ biến ở Delhi, Ấn Độ.Tại đây, mỗi ngày có hơn 100 bệnh nhân đến chữa bệnh mỗi ngày.
Hàng trăm bệnh nhân đổ xô đến nhà thờ Hồi giáo lớn nhất ở Delhi, Ấn Độ để chữa bệnh bằng phương pháp trích máu rùng rợn.
Đối với phương pháp chữa bệnh này, bệnh nhân phải đứng nửa giờ trong nắng nóng, với dây thừng quấn chặt trên vùng bị cứa, sau đó đợi cho đến khi máu chảy hết.
Trích máu là một phong tục cổ xưa được đề cập đến lần đầu trong tiếng Hy Lạp và các văn bản y tế bằng tiếng Phạn từ hàng ngàn năm trước.
Kỹ thuật này được mô phỏng theo quá trình kinh nguyệt. Bởi các bác sĩ Hy Lạp cổ đại Hippocrates tin rằng kinh nguyệt với hiện tượng chảy máu có chức năng tẩy những mầm bệnh xấu trong người.
Máu bẩn là nguyên nhân của mọi nguồn bệnh. Vì vậy, đẩy lùi được máu nhiễm bệnh ra khỏi cơ thể và tái tạo máu mới, bệnh nhân sẽ khỏe mạnh.
Tại châu Âu, trích máu được áp dụng vào cuối thế kỷ 19 nhưng các bác sĩ cảm thấy việc mất máu làm cho bệnh nhân suy nhược và dễ bị nhiễm trùng. Vào những năm gần đây, họ đã cải tiến phương pháp này bằng cách dùng đỉa hút máu.
Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến cáo rằng, trích máu bằng phương pháp cổ xưa của Ấn Độ không đảm bảo vệ sinh, dễ gây ra tác dụng phụ như mất máu, nhiễm trùng và tụt huyết áp...
Người sáng lập ra phương pháp chữa bệnh rùng rợn này, ông Hakim Ghyas, 79 tuổi, tuyên bố phương pháp điều trị cổ xưa này có thể chữa khỏi viêm khớp, bệnh tim và giai đoạn đầu của bệnh ung thư máu.
Dao lam được dùng khi trích máu hàng trăm bệnh nhân mỗi ngày.
Phương pháp chữa bệnh bằng cách trích máu ở mạch bàn tay, chân vẫn phổ biến ở Delhi, Ấn Độ.
Tại đây, mỗi ngày có hơn 100 bệnh nhân đến chữa bệnh mỗi ngày.