Để bữa ăn an toàn cho mọi nhà

Google News

Câu hỏi mua gì, mua ở đâu, ăn gì, ăn ở đâu cho an toàn là mối bận tâm chung của nhiều người tiêu dùng. 

- Mất an toàn vệ sinh thực phẩm đang trở thành mối đe dọa thường trực đối với sức khỏe, sinh mạng con người. Gần đây, người dân rất lo ngại khi báo chí dồn dập cảnh báo về tình trạng thịt bẩn, rau quả nhiễm hóa chất bảo quản độc hại xuất hiện tràn lan trên thị trường.
 
sdf
Thịt thối đã bị phân hủy theo nhiều con đường được đưa vào nước ta.
Hơn lúc nào hết, câu hỏi mua gì, mua ở đâu và ăn gì, ăn ở đâu cho an toàn đang là mối bận tâm chung của nhiều người tiêu dùng. Người tiêu dùng phải làm gì để tự bảo vệ mình trước vấn nạn này?

Ông Nguyễn Phú Cường Vụ phó Vụ Khoa học - Công nghệ, Bộ Công Thương cho rằng:
Ông Nguyễn Phú Cường Vụ phó Vụ Khoa học - Công nghệ, Bộ Công Thương
Ông Nguyễn Phú Cường Vụ phó Vụ Khoa học - Công nghệ, Bộ Công Thương
"Theo tôi người dân phải trang bị kiến thức để bảo vệ mình. Quá trình tự chế biến trong gia đình phải bảo đảm đúng, hợp vệ sinh. Người dân cũng nên chọn lựa khi đi chợ vì có nhiều sản phẩm nhỏ lẻ, không rõ nguồn gốc, xuất hiện không chính thống được bày bán, người dân cần tỉnh táo để tránh.

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản, Bộ NN&PTNT chia sẻ: "Như phản ánh, chúng ta đã thấy hiện nay có tình trạng bày bán rau quả rất “thoải mái” trên đường phố. Hơn nữa phần đông người tiêu dùng cũng chưa quan tâm lắm đến xuất xứ cũng như độ tin cậy của sản phẩm.
 
Việt Nam là 1 nước xuất khẩu nhiều nông sản thực phẩm, tuy nhiên với đời sống ngày càng cao, chúng ta nhập khẩu cũng rất nhiều, đặc biệt là rau củ quả, chưa nói tới việc nhập khẩu trái phép không kiểm soát được. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng cố gắng quản lý chặt nhất các loại thực phẩm, rau củ quả trên thị trường, nhưng vai trò sự tỉnh táo của người tiêu dùng vẫn là quan trọng nhất.

Bên cạnh kiểm soát tại các cửa khẩu, có các trạm kiểm soát thực vật. Đồng thời kiểm tra kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, kết quả kiểm tra lấy mẫu kiểm nghiệm trong thời gian gần đây đã phát hiện kịp thời, ngăn chặn các lô hàng không bảo đảm.

Vừa rồi, Cục bảo vệ thực vật đã phát hiện 14/58 mẫu các loại quả như cam quýt, nho, mận, khoai tây có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.

Chúng tôi sẽ tăng cường kiểm tra để kịp thời ngăn chặn các lô hàng không đảm bảo. Thời gian qua đã thông báo công khai để người tiêu dùng có đủ thông tin  khi mà lựa chọn được sản phẩm an toàn.
 
 
Mỗi người nội trợ cần có ý thức bảo vệ sức khỏe gia đình mình.
Mỗi người nội trợ cần có ý thức bảo vệ sức khỏe gia đình mình.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục phó Cục VSATTP khẳng định đỉa không thể tồn tại trong sữa tiệt trùng.

Câu hỏi đặt ra là tại sao lại có những clip quay được những hộp sữa có ấu trùng? Câu trả lời là một sản phẩm sữa, thực phẩm khi vận chuyển, bảo quản mà không tuân thủ đúng các quy định, kiến nghị của nhà sản xuất thì vi sinh vật rất dễ xâm nhập, thậm chí sinh ấu trùng.

Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào một sản phẩm có ấu trùng mà kết luận tất cả các sản phẩm khác đều bị như vậy là không thỏa đáng. Ta phải lấy mẫu lưu tại nhà máy, lấy mẫu từ cùng lô sản phẩm để xác minh. Như vụ việc sữa có đỉa được dư luận quan tâm trong thời gian vừa qua cũng vậy.
 
Cục phó Cục VSATTP, Ông Nguyễn Thanh Phong
Cục phó Cục VSATTP, Ông Nguyễn Thanh Phong
Chúng tôi cho rằng các cơ quan báo chí bên cạnh việc bảo vệ người tiêu dùng thì cũng phải bảo vệ cả hoạt động sản xuất kinh doanh chân chính, trong những trường hợp như vậy cần phối hợp ngay với cơ quan chuyên môn để có thông tin khách quan, khoa học. Đó là chưa nói đến những trường hợp do cạnh tranh không lành mạnh, thậm chí tống tiền, mà thực tế đã từng xảy ra".

"Tôi xin nói thêm về trường hợp gạo giả, ông Nguyễn Phú Cường Vụ phó Vụ Khoa học - Công nghệ, Bộ Công Thương nói. " Với sự việc đó, bộ NNPTNT đã thống kê, xác định được thiệt hại do thông tin thất thiệt về gạo giả. Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phải huy động toàn bộ nhân lực để tìm ra người tung tin đầu tiên, sau đó các cơ quan tham gia phân tích với kinh phí tốn kém.
 
Cuối cùng, chúng tôi xác định thông tin đầu tiên được đưa ra từ một người rất vô trách nhiệm. Điều này đã khiến gạo của bà con nông dân không tiêu thụ được, giá tụt thê thảm. Người thiệt hại ở đây là nông dân, người tiêu dùng và cả xã hội.

Hoạt động tác nghiệp báo chí đòi hỏi nhanh chóng, nhưng tôi cũng kêu gọi các cơ quan báo chí phối hợp với cơ quan chức năng, đưa tin chính xác, có kiểm chứng với cơ quan quản lý, nhà khoa học để tránh những thiệt hại to lớn cho xã hội, của người nông dân. Công sức của chúng tôi khi xác định một thông tin thất thiệt là rất nhỏ nhoi so với những thiệt hại của người nông dân".

"Như vậy, ngoài câu chuyện đòi hỏi về đạo đức kinh doanh, hay trách nhiệm của nhà quản lý thì điều tối quan trọng là “đạo đức” của người nội trợ, mỗi người nội trợ cần có ý thức bảo vệ sức khỏe gia đình mình.

Cố gắng mua, tìm mua các loại thực phẩm, sản phẩm nông sản của những cơ sở đã được chứng nhận, tin tưởng. Còn nếu không có điều kiện, phải sử dụng sản phẩm ở chợ cóc, chợ lẻ trôi nổi thì phải ngâm kỹ, rửa sạch, gọt vỏ quả… vì tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật có thể xử lý bằng rửa trôi và thực hiện tốt ăn chín uống sôi". Ông Nguyễn Thanh Phong khẳng định.

Thu Nguyên (ghi)

Bình luận(0)