Bị túi mật hoại tử dễ dẫn đến tử vong

Google News

(Kiến Thức) - Túi mật hoại tử là biến chứng của viêm đường mật. Những bệnh nhân này có thể gặp tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc, điểm túi mật đau, có thể trụy tim mạch mà dẫn đến tử vong.

BS Lê Xuân Thắng thăm bệnh nhân Vinh. 

Bệnh nhân Nguyễn Văn Vinh (Hòa Bình) nhập Bệnh viện 103 trong tình trạng sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, vàng da và đau vùng hạ sườn phải... Trước đó, bệnh nhân có tiền sử giun chui túi mật. Sau khi làm xét nghiệm, chẩn đoán, các bác sĩ đã phát hiện bệnh nhân bị túi mật hoại tử do biến chứng của viêm đường mật.

BS Lê Xuân Thắng, Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện 103 cho biết, vì bệnh nhân có tiền sử giun chui túi mật nên sự viêm đường mật có thể xảy ra dễ dàng hơn người bình thường. Những bệnh nhân này có ống mật chủ giãn từng đoạn, thành dầy lên, dịch mật đục, màu xanh sẫm, trong có tế bào mủ, albumin tăng, gan ứ mật có các đốm mủ. Túi mật giãn, teo, thành dầy.

Do bệnh nhân không để ý tới bệnh tật, nên khi có những biến chứng như trên mới nhập viện. Các bác sĩ đã cho làm xét nghiệm bilirubin máu tăng, máu lắng tăng, xét nghiệm nước tiểu thì thấy muối mật, sắc tố mật dương tính, dịch mật màu xanh sẫm đục, albumin tăng, tế bảo mủ (+), soi ổ bụng gan có màu xanh sẫm, có ổ mủ nhỏ. Viêm đường mật, nếu không phát hiện kịp thời, bệnh này sẽ có những biến chứng như túi mật tăng to dọa vỡ, túi mật hoại tử, thấm mật phúc mạc, chảy máu đường mật, sốc mật, nhiễm trùng máu.

Anh Vinh được điều trị chứng giãn cơ giảm đau bằng thuốc atropin 1/2mg x 1 ống dưới da, papaverin: 0,04 x 4 viên/24h, spasmaverin 0,10 tiêm bắp ngày 1 ống (5ml). Sau điều trị như trên bệnh kéo dài vẫn sốt có thể dùng một đợt corticoid và kháng sinh prednirolon 5mg. Bắt đầu 8 viên x 6 ngày, 6 viên x 8 ngày, 4 viên x 15 ngày, 2 viên x 1 tháng. Người bệnh phải ăn chế độ kiêng mỡ, nhất là mỡ động vật, uống các nước khoáng như nhân trần, actiso.

TIN LIÊN QUAN

ĐANG ĐỌC NHIỀU

Phạm Hằng

Bình luận(0)