Nguy cơ Ebola lan tới toàn thế giới. Ebola đang là một trong những mối đe doạ hàng đầu của cộng đồng quốc tế. Hiện tại, Ebola đang lan truyền với tốc độ chóng mặt tại khắp Tây Phi và khả năng nó vươn tới châu Âu, châu Mỹ và châu Á là hoàn toàn có thể. Hiện tại, nhà chức trách các nước đang ban bố lệnh cấm cũng như khuyến cáo các công dân nước mình tránh tới những nước châu Phi đang có dịch. Thậm chí, tại nhiều sân bay lớn, các biện pháp xét nghiệm đã rục rịch được chuẩn bị để phòng tránh tối đa Ebola xuất hiện. Ebola có chữa được không? Theo WHO, tỷ lệ sống sót khi mắc bệnh này rất thấp. Cơ hội sống sót gần như bằng 0, đặc biệt ở châu Phi. Nó giết 90% số người nhiễm. Cái chết là chắc chắn nếu bệnh nhân bị chảy máu. Gây chảy máu là "thương hiệu" của Ebola. Bất cứ ai nhiễm bệnh này đều nên bị cách ly mà trên thực tế cũng chỉ là để đợi cái chết. Nó giết người nhanh hơn AIDS và gây kịch tính không kém. Người chết không thể được chôn theo cách thông thường vì bệnh nhân còn sống hay đã chết đều có khả năng truyền bệnh. Hiện nay chưa có thuốc hay biện pháp điều trị hoặc vắc xin để ngừa bệnh. Có 4 loại vi rút khác nhau gây bệnh này. Cách điều trị được dùng cho bệnh Ebola chỉ là để người bệnh ra đi đỡ đau đớn và thanh thản hơn. Thuốc kháng vi rút không có giá trị gì. Nghiêm trọng hơn, bệnh này rất dễ lây: HIV/AIDS lây qua tiếp xúc máu hay quan hệ tình dục, Ebola chỉ cần tiếp xúc với cơ thể nhiễm bệnh. Nguy cơ nhiễm Ebola cao nhất lại là nhân viên y tế, người thân và bạn bè của người bệnh. Thợ săn khỉ, dơi và những người hay ăn thịt cũng cần cẩn thận. Các nhà khoa học đã điều tra thấy rằng loại vi rút lây bệnh này có “sức sống” vô cùng mãnh liệt. Mặc dù bệnh nhân đã chết nhưng một thời gian ngắn, virus Ebola vẫn sống, thậm chí vẫn có khả năng truyền nhiễm sau khi đã được... chữa khỏi. Điều này giúp khẳng định thêm về tuổi thọ đáng ngạc nhiên của tác nhân gây bệnh chết người này. Ebola có thể bùng lên ở các nước ngẫu nhiên. Tỷ lệ du lịch quốc tế cao gần đây có thể khiến dịch Ebola truyền từ quốc gia này sang quốc gia khác theo đường di chuyển của con người. Nhưng nó không có nghĩa là dịch sẽ bùng nổ tiếp ở địa điểm mới. Điều này phụ thuộc vào việc hệ thống y tế dự phòng tại đó đã chuẩn bị đối phó với dịch như thế nào.Khả năng lây lan nhanh khủng khiếp. Chỉ 5 ngày sau khi được ghi nhận tại một vùng rừng xa xôi, Ebola từ rừng sâu đã lan tới thủ đô của Guinea và đến ngày 31/3, Ebola đã xuất hiện ở Liberia. Tính đến thời điểm này, tức là chỉ 4 tháng trôi qua kể từ khi Ebola được phát hiện, virus này đã lan tới 4 nước Tây Phi, bao gồm: Guinea, Liberia, Sierra và Nigeria, với số người nhiễm bệnh lên đến hơn 1.700 người và số người tử vong là hơn 932 người. Không có cách cụ thể nào để bảo vệ chính mình: Có vài cách để ngừa HIV/AIDS. Cũng có một số cách để phòng bệnh sốt rét nhưng không có cách nào cụ thể, rõ ràng để ngăn ngừa Ebola. Bạn được khuyên là rửa sạch tay thường xuyên với xà phòng và nước, tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh (và các chất tiết, máu của họ), tránh tiếp xúc với những người đã tiếp xúc với người bệnh.
Nguy cơ Ebola lan tới toàn thế giới. Ebola đang là một trong những mối đe doạ hàng đầu của cộng đồng quốc tế. Hiện tại, Ebola đang lan truyền với tốc độ chóng mặt tại khắp Tây Phi và khả năng nó vươn tới châu Âu, châu Mỹ và châu Á là hoàn toàn có thể. Hiện tại, nhà chức trách các nước đang ban bố lệnh cấm cũng như khuyến cáo các công dân nước mình tránh tới những nước châu Phi đang có dịch. Thậm chí, tại nhiều sân bay lớn, các biện pháp xét nghiệm đã rục rịch được chuẩn bị để phòng tránh tối đa Ebola xuất hiện.
Ebola có chữa được không? Theo WHO, tỷ lệ sống sót khi mắc bệnh này rất thấp. Cơ hội sống sót gần như bằng 0, đặc biệt ở châu Phi. Nó giết 90% số người nhiễm. Cái chết là chắc chắn nếu bệnh nhân bị chảy máu. Gây chảy máu là "thương hiệu" của Ebola.
Bất cứ ai nhiễm bệnh này đều nên bị cách ly mà trên thực tế cũng chỉ là để đợi cái chết. Nó giết người nhanh hơn AIDS và gây kịch tính không kém. Người chết không thể được chôn theo cách thông thường vì bệnh nhân còn sống hay đã chết đều có khả năng truyền bệnh.
Hiện nay chưa có thuốc hay biện pháp điều trị hoặc vắc xin để ngừa bệnh. Có 4 loại vi rút khác nhau gây bệnh này. Cách điều trị được dùng cho bệnh Ebola chỉ là để người bệnh ra đi đỡ đau đớn và thanh thản hơn. Thuốc kháng vi rút không có giá trị gì.
Nghiêm trọng hơn, bệnh này rất dễ lây: HIV/AIDS lây qua tiếp xúc máu hay quan hệ tình dục, Ebola chỉ cần tiếp xúc với cơ thể nhiễm bệnh. Nguy cơ nhiễm Ebola cao nhất lại là nhân viên y tế, người thân và bạn bè của người bệnh. Thợ săn khỉ, dơi và những người hay ăn thịt cũng cần cẩn thận.
Các nhà khoa học đã điều tra thấy rằng loại vi rút lây bệnh này có “sức sống” vô cùng mãnh liệt. Mặc dù bệnh nhân đã chết nhưng một thời gian ngắn, virus Ebola vẫn sống, thậm chí vẫn có khả năng truyền nhiễm sau khi đã được... chữa khỏi. Điều này giúp khẳng định thêm về tuổi thọ đáng ngạc nhiên của tác nhân gây bệnh chết người này.
Ebola có thể bùng lên ở các nước ngẫu nhiên. Tỷ lệ du lịch quốc tế cao gần đây có thể khiến dịch Ebola truyền từ quốc gia này sang quốc gia khác theo đường di chuyển của con người. Nhưng nó không có nghĩa là dịch sẽ bùng nổ tiếp ở địa điểm mới. Điều này phụ thuộc vào việc hệ thống y tế dự phòng tại đó đã chuẩn bị đối phó với dịch như thế nào.
Khả năng lây lan nhanh khủng khiếp. Chỉ 5 ngày sau khi được ghi nhận tại một vùng rừng xa xôi, Ebola từ rừng sâu đã lan tới thủ đô của Guinea và đến ngày 31/3, Ebola đã xuất hiện ở Liberia. Tính đến thời điểm này, tức là chỉ 4 tháng trôi qua kể từ khi Ebola được phát hiện, virus này đã lan tới 4 nước Tây Phi, bao gồm: Guinea, Liberia, Sierra và Nigeria, với số người nhiễm bệnh lên đến hơn 1.700 người và số người tử vong là hơn 932 người.
Không có cách cụ thể nào để bảo vệ chính mình: Có vài cách để ngừa HIV/AIDS. Cũng có một số cách để phòng bệnh sốt rét nhưng không có cách nào cụ thể, rõ ràng để ngăn ngừa Ebola. Bạn được khuyên là rửa sạch tay thường xuyên với xà phòng và nước, tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh (và các chất tiết, máu của họ), tránh tiếp xúc với những người đã tiếp xúc với người bệnh.