Ánh mắt sáng, long lanh và không đờ đẫn thất thần thể hiện một tinh thần thoải mái, hào hứng, là dấu hiệu cho thấy chức năng của phủ tạng tương đối tốt. Cuốn sách “hoàng đế nội kinh” nói rằng: “Tinh khí của lục phủ ngũ tạng được thể hiện qua đôi mắt.” Điều này có nghĩa: đôi mắt là nơi hội tụ tinh khí của phủ tạng. Người xưa chia các bộ phận khác nhau của đôi mắt gắn với ngũ tạng, cả hốc mắt thể hiện tinh khí, trong đó thận thể hiện qua đồng tử, gan thể hiện qua lòng đen của mắt, tim thể hiện qua những đường máu trong mắt, phổi thể hiện qua lòng trắng của mắt, lá lách thể hiện qua mí mắt. Từ đó, chúng ta có thể thấy tình trạng của đôi mắt có mối liên hệ mật thiết đến tinh khí của lục phủ ngũ tạng.
2. Sắc mặt hồng hào
|
12 đường kinh lạc, 365 huyệt, khí huyết đều tập trung trên mặt
|
Khuôn mặt trắng hồng, mịn màng cho thấy huyết áp ổn định. Người xưa nói: “12 đường kinh lạc, 365 huyệt, khí huyết đều tập trung trên mặt.” Vì vậy, sắc mặt được xem là “dụng cụ” hữu hiệu để đo huyết áp tăng hay hạ. Theo đó, chức năng của phủ tạng tốt, lượng máu đủ thì sắc mặt hồng hào, còn khi thiếu máu sắc mặt dường như không có chút sức sống.
3. Âm thanh vang vọng
Phổi là cơ quan hô hấp chính của cơ thể, khi phổi đủ khí huyết thì âm thanh thường vang; còn khi phổi thiếu khí huyết thì âm thanh lại trầm và yếu. Độ cao thấp của âm thanh được quyết định dựa vào lượng khí huyết đủ hay thiếu để phổi thực hiện quá trình hô hấp.
4. Hít thở đều
|
Tim, gan, phổi, thận của con người cùng với việc hít thở có mối quan hệ mật thiết với nhau
|
Thực tế, tim, gan, phổi, thận của con người cùng với việc hít thở có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi chúng ta hít thở không đều, nhanh hoặc chậm, thì điều đó có nghĩa là chức năng phủ tạng của bạn đang có dấu hiệu xấu.
5. Răng chắc
|
Răng được nuôi dưỡng là nhờ tinh khí của thận
|
Vệ sinh răng miệng thường xuyên về cơ bản sẽ không sâu răng hay mắc phải các loại bệnh liên quan đến răng miệng khác. Đông y cho rằng, “thận chủ xương”, “răng do xương thừa ra”, răng là một phần của xương, vì vậy răng được nuôi dưỡng là nhờ tinh khí của thận. Thận tinh đủ thì răng sẽ chắc, bền; tủy xương không đủ sẽ khiến răng lung lay, và rụng.
6. Tóc mượt mà
|
Tóc không chỉ được nuôi dưỡng nhờ vào tinh khí của thận, mà còn dựa vào máu
|
Đông y cho rằng, “tóc mọc do máu dư thừa” và “những người mắc bệnh thận thì sắc đẹp của họ được thể hiện trên mái tóc”. Việc tóc dài ra hay rụng đi, mềm mượt hay khô rối không chỉ được nuôi dưỡng nhờ vào tinh khí của thận, mà còn dựa vào máu. Những người khỏe mạnh có nguồn máu tốt dồi dào thì tóc sẽ mượt; ngược lại người máu xấu thì tóc dễ bạc và rụng nhiều.
7. Lưng, chân linh hoạt
Lưng là phủ của thận, thận yếu thì lưng đau. Đầu gối là phủ của gân, “gan chủ gân”, khi lượng máu cung cấp cho gan không đủ, mạch gân thiếu sự nuôi dưỡng dẫn đến tứ chi bị cong. Lưng, chân linh hoạt và bước đi thong dong là biểu hiện của thận tinh đủ, máu cung cấp cho gan tốt, dồi dào.
Kiến nghị mọi người nên duy trì vận động thường xuyên trên 3 lần mỗi tuần, mỗi lần nửa tiếng giúp cho cơ bắp, xương cốt và tứ chi linh hoạt hơn.
8. Vóc dáng vừa phải, cân đối
|
Luôn duy trì vóc dáng vừa phải, không béo không gầy
|
Luôn duy trì vóc dáng vừa phải, không béo không gầy. Cân nặng tiêu chuẩn (kg) = chiều cao (cm) - 100 (nam)/ 105 (nữ). Đông y cho rằng, người béo nhiều khí hư, nhiều đờm; người gầy nhiều âm hư, nóng người. Quá béo hay quá gầy đều là những phản ứng bệnh thái, rất dễ mắc các bệnh tiểu đường, ho, trúng gió ...
9. Trí nhớ tốt
“Não là linh hồn ban đầu”, “não là đại dương của tủy”, “thận chủ cốt sinh tủy”. Não là nơi tập trung cao nhất tủy và thần kinh, trí nhớ của con người hoàn toàn dựa vào chức năng của não, tinh khí trong thận dồi dào nuôi dưỡng tủy, sẽ giúp con người có trí nhớ và sức lý giải tốt.
10. Cảm xúc ổn định
|
Cảm xúc thay đổi phản ánh trạng thái tinh thần của cơ thể |
Khi 7 loại cảm xúc vui mừng, tức giận, ưu tư, suy nghĩ, đau thương, khủng hoảng, ngạc nhiên có sự thay đổi cũng sẽ phản ánh trạng thái tinh thần của cơ thể. Khi 7 loại cảm xúc diễn tả bình thường thì đó là dấu hiệu của cơ thể khỏe mạnh, còn khi 7 loại cảm xúc đó quá mãnh liệt thì dễ làm tổn thương đến ngũ tạng: tức giận quá gây tổn thương gan, vui mừng quá tổn thương tim, suy nghĩ quá nhiều tổn thương lá lách, ưu tư buồn phiền liên tục tổn thương phổi, kinh ngạc, sợ hãi quá tổn thương thận. Do vậy, những cảm xúc xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày cần phải điều chỉnh phù hợp, như vậy mới thể hiện được sự khỏe mạnh.
ĐANG ĐỌC NHIỀU