Đây là tuyên bố của viện nghiên cứu triển vọng quốc tế Hàn – Mỹ thuộc Đại học Johns Hopkins công bố ngày 15/5. Trung tâm này dẫn kết quả phân tích đối với những bức ảnh vệ tinh mới nhất. Nhưng hiện vẫn chưa rõ, những tàu chiến này liệu đã đưa vào biên chế chưa.
Hai tàu hộ vệ này được vệ tinh thương mại Mỹ chụp lại hồi tháng 12/2013, trong đó một chiếc neo ở hải cảng Nampo phía Tây Triều Tiên, chiếc còn lại nằm ở xưởng đóng tàu phía Đông Bắc cảng Nam Kinh. Theo các chuyên gia thì đây là loại tàu chiến mặt nước có lượng giãn nước lớn nhất và mạnh nhất được đóng trong 25 năm qua của Triều Tiên.
“Mỗi tàu hộ vệ có thể mang được 1 trực thăng, có thể dùng để đối phó với tàu ngầm của Hàn Quốc, bảo vệ ngư dân Triều Tiên. Hai tàu hộ vệ này có thể còn được trang bị thiết bị phóng hoả tiễn chống ngầm”, chuyên gia của viện nghiên cứu cho biết.
|
Hai tàu hộ vệ mới của Triều Tiên được thiết kế với sân đáp trực thăng lớn ở đuôi tàu, trang bị hỏa tiễn chống ngầm, pháo 30mm. Nhưng không rõ liệu các tàu này có tên lửa chống hạm?
|
Chủ nhiệm dự án nghiên cứu phân tích Bruce Bennett nhận định, phải mất một khoảng thời gian vài năm nữa thì hai tàu hộ vệ này mới tham gia đội tàu hải quân của Triều Tiên.
“Việc phát triển tàu hộ vệ có sân đỗ trực thăng có thể coi là bước vực dậy ngoạn mục của nền quân sự Triều Tiên. Do vậy, chúng ta cần xem xét và đánh giá cẩn thận lệnh trừng phạt mà phương Tây đang áp dụng trong việc hạn chế Triều Tiên phát triển khí tài quân sự”, ông này nói.
Ông này cho rằng, hai tàu hộ vệ này có vẻ lớn hơn nhiều so với những chiếc còn lại trong đội tàu chiến của Hải quân Triều Tiên. Không những vậy, Bình Nhưỡng còn sở hữu lực lượng tàu ngầm hùng mạnh và nhiều tàu tuần tra cỡ nhỏ. Nhưng theo ông Bennett, việc xuất hiện thêm 2 hộ vệ mới này không có nghĩa là lực lượng Hải quân Triều Tiên thực sự lớn mạnh. Hải quân và không quân của Mỹ, Hàn Quốc có thể đánh chìm các tàu này một cách dễ dàng nếu xảy ra xung đột.