Trung Quốc sở hữu 36 máy bay H-6K săn tàu chiến Mỹ

Google News

(Kiến Thức) - Tờ US Weekly cho rằng, hiện Không quân Trung Quốc đã sở hữu 36 máy bay ném bom H-6K để săn lùng các tàu chiến Mỹ trên biển Thái Bình Dương.

Trong một bài viết mới đây, US Weekly đưa ra nhận định rằng, hiện nay Không quân Trung Quốc sở hữu hai trung đoàn với tổng cộng 36 máy bay ném bom H-6K mới. 
Trung Quoc so huu 36 may bay H-6K san tau chien My
Trung Quốc hiện có 36 máy bay ném bom H-6K. 
H-6K hay còn được gọi là "B-52 phiên bản Bắc Kinh" là biến thể mới nhất của dòng máy bay ném bom H-6 được Trung Quốc sản xuất dựa trên mẫu Tu-16 của Liên Xô.
Tờ US Weekly cho biết, Trung Quốc đã sử dụng động cơ tua bin phản lực cánh quạt D-30KP-2 của Nga để thay thế động cơ tua bin phản lực cánh quạt AM-3 ban đầu mà H-6K sử dụng. Với động cơ mới, đáng tin cậy, trong trường hợp không tiếp nhiên liệu trên không, một máy bay ném bom H-6K trang bị đầy đủ vũ khí có thể bay 3000km trước khi bay trở về, đây có thể coi là một bước tiến lớn của Trung Quốc.
Ấn tượng hơn nữa là trong điều kiện hai lần tiếp nhiên liệu trên không, máy bay H-6K có thể mang được 12 tấn đạn dược với tầm hoạt động lớn tới 5.000km khi bay từ căn cứ, vũ khí mang theo của nó gồm 6 quả tên lửa chống hạm siêu âm YJ-12 có tầm bắn 400km hoặc tên lửa hành trình tấn công CJ-20 có tầm bắn .2800km.
Khi được hỗ trợ của máy bay tiếp dầu, một máy bay H-6K có thể thâm nhập sâu vào Thái Bình Dương để săn tàu chiến Mỹ, thâm chí bay vào phạm vi bao phủ hỏa lực của máy bay ném bom Mỹ tại Guam (khu vực này cách Trung Quốc khoảng 5000km). 
Tất nhiên, chuyên gia Mỹ Hans Christensen, Chủ tịch Hiệp hội Nhà khoa học hạt nhân Mỹ (FAA) chỉ ra, để làm được điều này đầu tiện máy bay H-6K phải phá với vòng tròn phòng thủ của quân đội Mỹ. 
Còn chuyên gia Jon Solomon đến từ The information dissemination cho rằng, máy bay chiến đấu của Trung Quốc có thể sẽ đi cùng để bảo vệ máy bay ném bom. Ông chỉ ra, với sự hỗ trợ của máy bay chiến đấu J-11, máy bay H-6K có thể sẽ bay hàng nghìn km.
Tuy nhiên, chỉ bay xa thì chưa đủ, hoạt động tấn công tầm xa, đặc biệt là đối phó với mục tiêu di động trên biển cần phải lập kế hoạch cẩn thận và ngắm chính xác. Máy bay H-6K trang bị hệ thống radar không đối đất hiện đại, hệ thống này có thể giúp dẫn đường cho tên lửa YJ-12 tấn công mục tiêu, nhưng chắc chắn không thể giúp tên lửa CJ-20. 
Mặc dù bên trong tên lửa YJ-12 có radar chủ động, nhưng máy bay ném bom H-6K vẫn mang theo tên lửa CJ-20 đến khu vực xác định để tăng cơ hội phát hiện và đánh trúng tàu đối phương của tên lửa.
Bằng Hữu

Bình luận(0)