Tạp chí Jane’s dẫn lời một nguồn tin quân sự Ấn Độ cho biết, hiện tại Hải quân Ấn Độ đang gặp phải các vấn đề nghiệm trọng với dòng tiêm kích trên hạm MiG-29K/KUB lẫn tàu sân bay Đô đốc Gorshkov mà Nga bán cho Ấn Độ.Trong đó những chiếc MiG-29K/KUB do Tổng công ty chế tạo máy bay MiG chế tạo mới đều thiếu một loạt tính năng quan trọng mà MiG từng hứa hẹn cung cấp cho Ấn Độ. Thậm chí các tính năng trên còn xuất hiện trong bản hợp đồng được hai bên ký kết tuy nhiên chúng lại không được thực hiện.Theo một chuyên gia Ấn Độ đang làm việc tại trung tâm thử nghiệm hàng không Goa - nơi những chiếc MiG-29K của nước này được thử nghiệm cho biết, những chiếc MiG-29K mà Nga chuyển giao cho Ấn Độ đều là biến thể tiêu chuẩn của dòng tiêm trên hạm này và chúng chưa trải qua bất cứ quá trình nâng cấp nào.Nguyên nhân chính cho tình huống khó xử này chính là lệnh cấm vận vũ khí mà Ukraine áp đặt đối với Nga khi một số hệ thống cần thiết cho quá trình nâng cấp MiG-29K lại do Ukraine sản xuất, cùng với đó là lệnh cấm vận của EU và Mỹ. Ấn Độ đã buộc phải nhập khẩu trực tiếp các bộ phận này sau đó xuất ngược sang Nga để có thể hoàn thiện những chiếc MiG-29K tại Goa.Có một điều trớ trêu nữa là biến thể MiG-29K của Hải quân Ấn Độ hoàn toàn khác biệt so với biến thể MiG-29KR của Hải quân Nga, khi MiG-29K của Ấn Độ sử dụng các linh kiện không phải do Nga sản xuất còn của Nga hầu như đã được nội địa hóa hoàn toàn. Điều này cơ bản sẽ tác động xấu đến quá trình Ấn Độ vận hành những chiếc MiG-29K.Ấn Độ là quốc gia sở hữu phi đội MiG-29K đứng thứ hai thế giới chỉ sau Nga với 45 chiếc có trong biên chế theo số liệu mới nhất, và số máy bay này hoạt động chủ yếu trên tàu sân bay INS Vikramaditya.Còn tàu sân bay INS Vikramaditya chỉ mới được Hải quân Ấn Độ đưa vào trang bị từ năm 2013 nó được mua từ Nga vào năm 2004 nhưng mất gần 9 năm để sửa chữa và nâng cấp trước khi được bàn giao cho Hải quân Ấn Độ. Nhưng chừng đó thời gian vẫn chưa đủ để người Nga hoàn thiện INS Vikramaditya đó là còn chưa kể tới số tiền hơn 2.3 tỷ USD dành cho chiếc tàu sân bay cũ này.Theo đánh giá của Hải quân Ấn Độ, chiếc tàu sân bay INS Vikramaditya có những thiếu sót chưa được hoàn thiện khiến nó không thể vận hành với toàn bộ công suất. Một trong số đó là hệ thống hạ cánh khẩn cấp trên boong tàu, bên cạnh đó là hệ thống trang thiết bị điện tử trên tàu cũng gặp một số vấn đề nhất định.Tàu INS Vikramaditya có lượng giãn nước 45.400 tấn dài hơn 283m, nó có thủy thủ đoàn 110 người và có thể chở theo hơn 1.500 binh sĩ. Mẫu tàu sân bay này có thể chở theo 36 máy bay chiến đấu các loại trong đó có 26 chiếc MiG-29K và 10 trực thăng chống ngầm Ka-31 hoặc Ka-28.
Tạp chí Jane’s dẫn lời một nguồn tin quân sự Ấn Độ cho biết, hiện tại Hải quân Ấn Độ đang gặp phải các vấn đề nghiệm trọng với dòng tiêm kích trên hạm MiG-29K/KUB lẫn tàu sân bay Đô đốc Gorshkov mà Nga bán cho Ấn Độ.
Trong đó những chiếc MiG-29K/KUB do Tổng công ty chế tạo máy bay MiG chế tạo mới đều thiếu một loạt tính năng quan trọng mà MiG từng hứa hẹn cung cấp cho Ấn Độ. Thậm chí các tính năng trên còn xuất hiện trong bản hợp đồng được hai bên ký kết tuy nhiên chúng lại không được thực hiện.
Theo một chuyên gia Ấn Độ đang làm việc tại trung tâm thử nghiệm hàng không Goa - nơi những chiếc MiG-29K của nước này được thử nghiệm cho biết, những chiếc MiG-29K mà Nga chuyển giao cho Ấn Độ đều là biến thể tiêu chuẩn của dòng tiêm trên hạm này và chúng chưa trải qua bất cứ quá trình nâng cấp nào.
Nguyên nhân chính cho tình huống khó xử này chính là lệnh cấm vận vũ khí mà Ukraine áp đặt đối với Nga khi một số hệ thống cần thiết cho quá trình nâng cấp MiG-29K lại do Ukraine sản xuất, cùng với đó là lệnh cấm vận của EU và Mỹ. Ấn Độ đã buộc phải nhập khẩu trực tiếp các bộ phận này sau đó xuất ngược sang Nga để có thể hoàn thiện những chiếc MiG-29K tại Goa.
Có một điều trớ trêu nữa là biến thể MiG-29K của Hải quân Ấn Độ hoàn toàn khác biệt so với biến thể MiG-29KR của Hải quân Nga, khi MiG-29K của Ấn Độ sử dụng các linh kiện không phải do Nga sản xuất còn của Nga hầu như đã được nội địa hóa hoàn toàn. Điều này cơ bản sẽ tác động xấu đến quá trình Ấn Độ vận hành những chiếc MiG-29K.
Ấn Độ là quốc gia sở hữu phi đội MiG-29K đứng thứ hai thế giới chỉ sau Nga với 45 chiếc có trong biên chế theo số liệu mới nhất, và số máy bay này hoạt động chủ yếu trên tàu sân bay INS Vikramaditya.
Còn tàu sân bay INS Vikramaditya chỉ mới được Hải quân Ấn Độ đưa vào trang bị từ năm 2013 nó được mua từ Nga vào năm 2004 nhưng mất gần 9 năm để sửa chữa và nâng cấp trước khi được bàn giao cho Hải quân Ấn Độ. Nhưng chừng đó thời gian vẫn chưa đủ để người Nga hoàn thiện INS Vikramaditya đó là còn chưa kể tới số tiền hơn 2.3 tỷ USD dành cho chiếc tàu sân bay cũ này.
Theo đánh giá của Hải quân Ấn Độ, chiếc tàu sân bay INS Vikramaditya có những thiếu sót chưa được hoàn thiện khiến nó không thể vận hành với toàn bộ công suất. Một trong số đó là hệ thống hạ cánh khẩn cấp trên boong tàu, bên cạnh đó là hệ thống trang thiết bị điện tử trên tàu cũng gặp một số vấn đề nhất định.
Tàu INS Vikramaditya có lượng giãn nước 45.400 tấn dài hơn 283m, nó có thủy thủ đoàn 110 người và có thể chở theo hơn 1.500 binh sĩ. Mẫu tàu sân bay này có thể chở theo 36 máy bay chiến đấu các loại trong đó có 26 chiếc MiG-29K và 10 trực thăng chống ngầm Ka-31 hoặc Ka-28.