Động thái này của Pháp nhằm đón đầu chương trình hiện đại hóa quân đội của Ba Lan. Bắt đầu từ tháng 3/2015, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Tomasz Siernoniak đã tuyên bố chính phủ nước này đang tìm mua các tên lửa hành trình cùng 3 tàu ngầm từ nay đến năm 2023.
Sau thông tin trên, Pháp đã đề xuất bán kèm tên lửa tầm xa MDCN (Missile de Croisiere Naval) của hãng MBDA, nếu Warsaw lựa chọn các tàu ngầm Scorpene do hãng DCNS của Pháp thiết kế. Thông tin này đã được tờ nhật báo hàng đầu Ba Lan Gazeta Wyborcza xác nhận.
|
Pháp chào hàng tàu ngầm tấn công lớp Scorpene cho Ba Lan.
|
Theo kế hoạch của Ba Lan, quân đội nước này có thể đặt
mua 24 tên lửa hành trình cùng với 3 tàu ngầm. Đây là một trong những đợt mua sắm thuộc kế hoạch Hiện đại hóa quân đội Ba La giai đoạn 2013-2022. Trong đó, hai chiếc tàu ngầm sẽ được chuyển cho Hải quân Ba Lan vào năm 2022 và chiếc thứ ba sẽ được chuyển vào năm 2023.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan còn tiết lộ, trong tháng 3/2015, chính quyền Warsaw đã có những cuộc hội đàm với cả đối tác Mỹ và Pháp về hợp đồng mua tên lửa hành trình nhằm tăng cường khả năng phòng thủ, răn đe của Ba Lan.
Phản ứng lại, lúc đó các quan chức Nga đã xem kế hoạch mua tên lửa của Ba Lan là nhằm trực tiếp vào chống lại Moscow.
“Đó rõ ràng là một hành động chống lại Nga. Điều này cho thấy sự phụ thuộc hoàn toàn của Warsaw vào Washington”, Thượng tướng Leonid Ivashov, nguyên lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ Quốc phòng Nga phát biểu trên Interfax.
|
Tên lửa hành trình MDCN của Pháp.
|
Hiện chưa rõ Moscow sẽ có kế hoạch cụ thể để đối phó với động thái trên của Ba Lan ra sao. Nhưng theo Ivashov cho biết trong tháng 3/2015, một khi các tên lửa được cung cấp cho Ba Lan, Nga sẽ có những biện pháp đánh chặn.
Ngay tuần trước, Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski đã đồng ý hình thành một đội quân hỗn hợp Ba Lan-Lithuania-Ukraine để tham gia hành động cùng với NATO, Mỹ và EU.
Động thái đó của “người hàng xóm” Ba Lan có đường biên giới chung với vùng lãnh thổ chiến lược Kaliningrad chắc chắn sẽ làm Nga không thể không “nóng gáy”.