Mạng Sina hôm 15/3 đưa tin: Gần đây, Thượng viện Mỹ đang yêu cầu đánh giá chi phí của dây chuyền sản xuất tiêm kích tàng hình F-22 của Không quân Mỹ và có khả năng cần phải mở lại hoạt động của dây chuyền này. Điều này có nghĩa là Mỹ có thể khởi động lại việc sản xuất loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 tiên tiến nhất thế giới. Nguồn ảnh: SinaChiếc máy bay F-22 của Không quân Mỹ ban đầu được dự kiến sản xuất hơn 380 chiếc, nhưng vì lý do chính trị đã bị giảm xuống còn 186. Trong khi năng lực chiến đấu của máy bay F-35 còn nhiều vấn đề mà tin tức việc Nga và Trung Quốc sắp trang bị Su T-50, J-20 lan ra. Cho nên việc khởi động lại dây chuyền sản xuất F-22 có thể là lựa chọn phản ứng hợp lý nhất. Nguồn ảnh: SinaTrước đó, hồi đầu tháng 3, trên một bài báo của tờ Airforce Times của Mỹ, nhiều nhân vật trong các cơ quan có liên quan đã bày tỏ ý kiến về việc Không quân Mỹ đang bị thiếu hụt các máy bay F-22. Thiếu tá Justin Anhalt của Không quân Mỹ cho biết: “Nói chung, chúng tôi đang cố gắng để nâng cao khả năng của F-22 nhưng tổng số lượng máy bay không thể đáp ứng các yêu cầu”. Nguồn ảnh: SinaJustin Anhalt cũng nói rằng trước các mối đe dọa từ việc Nga và Trung Quốc đã nâng cao khả năng máy bay của họ, thì việc giữ một lực lượng F-22 Raptor mạnh mẽ cùng với F-35 là ưu tiên hàng đầu. Nguồn ảnh: SinaCũng trên Airforce Times, David Deptula, Trưởng khoa của Viện nghiên cứu sức mạnh không gian Mitchell nói rằng nếu không có thêm các F-22, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ sẽ bị thiếu hụt. Ông nói: “Chúng ta cần phải mở lại dây chuyền sản xuất (F-22)”. Nguồn ảnh: SinaÝ kiến này cũng được các Thượng nghị sĩ James Inhofe, R-Oklahoma nêu lên trong một buổi điều trần của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ gần đây. Họ nói: “Bây giờ chúng ta chỉ có 187 chiếc F-22 hoạt động. Tất cả những gì chúng ta nghe về nó là một công việc tuyệt vời mà nó đang làm... Tôi nghĩ chúng ta đều biết chúng ta không đủ F-22”. Nguồn ảnh: SinaTuy nhiên, theo nhận định của mạng Sina, muốn mở lại dây chuyền sản xuất F-22, chưa kể đến chi phí sản xuất máy bay, chỉ riêng việc mở niêm phong dây chuyền sản xuất và khôi phục các bộ phận thiết bị đã hư hỏng, cũng cần phải mất hàng tỷ USD. Nguồn ảnh: SinaTrong khi đó, hiện nay Quốc hội Mỹ đang nỗ lực cắt giảm ngân sách quân sự, điều này thật khó khăn. Năm 2012, dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu F-22 đã bị đóng cửa, một số thiết bị đã được tháo rời. Bởi vậy nếu muốn khôi phục sản xuất, cần phải có một khoản đầu tư khá lớn. Nguồn ảnh: Sina
Mạng Sina hôm 15/3 đưa tin: Gần đây, Thượng viện Mỹ đang yêu cầu đánh giá chi phí của dây chuyền sản xuất tiêm kích tàng hình F-22 của Không quân Mỹ và có khả năng cần phải mở lại hoạt động của dây chuyền này. Điều này có nghĩa là Mỹ có thể khởi động lại việc sản xuất loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 tiên tiến nhất thế giới. Nguồn ảnh: Sina
Chiếc máy bay F-22 của Không quân Mỹ ban đầu được dự kiến sản xuất hơn 380 chiếc, nhưng vì lý do chính trị đã bị giảm xuống còn 186. Trong khi năng lực chiến đấu của máy bay F-35 còn nhiều vấn đề mà tin tức việc Nga và Trung Quốc sắp trang bị Su T-50, J-20 lan ra. Cho nên việc khởi động lại dây chuyền sản xuất F-22 có thể là lựa chọn phản ứng hợp lý nhất. Nguồn ảnh: Sina
Trước đó, hồi đầu tháng 3, trên một bài báo của tờ Airforce Times của Mỹ, nhiều nhân vật trong các cơ quan có liên quan đã bày tỏ ý kiến về việc Không quân Mỹ đang bị thiếu hụt các máy bay F-22. Thiếu tá Justin Anhalt của Không quân Mỹ cho biết: “Nói chung, chúng tôi đang cố gắng để nâng cao khả năng của F-22 nhưng tổng số lượng máy bay không thể đáp ứng các yêu cầu”. Nguồn ảnh: Sina
Justin Anhalt cũng nói rằng trước các mối đe dọa từ việc Nga và Trung Quốc đã nâng cao khả năng máy bay của họ, thì việc giữ một lực lượng F-22 Raptor mạnh mẽ cùng với F-35 là ưu tiên hàng đầu. Nguồn ảnh: Sina
Cũng trên Airforce Times, David Deptula, Trưởng khoa của Viện nghiên cứu sức mạnh không gian Mitchell nói rằng nếu không có thêm các F-22, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ sẽ bị thiếu hụt. Ông nói: “Chúng ta cần phải mở lại dây chuyền sản xuất (F-22)”. Nguồn ảnh: Sina
Ý kiến này cũng được các Thượng nghị sĩ James Inhofe, R-Oklahoma nêu lên trong một buổi điều trần của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ gần đây. Họ nói: “Bây giờ chúng ta chỉ có 187 chiếc F-22 hoạt động. Tất cả những gì chúng ta nghe về nó là một công việc tuyệt vời mà nó đang làm... Tôi nghĩ chúng ta đều biết chúng ta không đủ F-22”. Nguồn ảnh: Sina
Tuy nhiên, theo nhận định của mạng Sina, muốn mở lại dây chuyền sản xuất F-22, chưa kể đến chi phí sản xuất máy bay, chỉ riêng việc mở niêm phong dây chuyền sản xuất và khôi phục các bộ phận thiết bị đã hư hỏng, cũng cần phải mất hàng tỷ USD. Nguồn ảnh: Sina
Trong khi đó, hiện nay Quốc hội Mỹ đang nỗ lực cắt giảm ngân sách quân sự, điều này thật khó khăn. Năm 2012, dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu F-22 đã bị đóng cửa, một số thiết bị đã được tháo rời. Bởi vậy nếu muốn khôi phục sản xuất, cần phải có một khoản đầu tư khá lớn. Nguồn ảnh: Sina